Thế giới Thế giới
Đã tìm thấy địa điểm hộp đen máy bay gặp nạn của Indonesia
TTH.VN - Quan chức quân sự hàng đầu của Indonesia cho biết trong một tuyên bố đưa ra ngày 10/1 rằng các nhân viên tìm kiếm và cứu hộ đã phát hiện tín hiệu khẩn cấp từ các hộp đen của chiếc máy bay của hãng hàng không Sriwijaya Air mất tích ngày 9/1, chở theo 62 người trên máy bay.
- » Động cơ máy bay Indonesia có khả năng bị hỏng trước khi gặp nạn
- » Indonesia sử dụng công nghệ tiên tiến truy tìm máy bay chở 189 người gặp nạn
- » Tìm thấy hộp đen máy bay chở 189 người gặp nạn tại Indonesia
- » Tín hiệu hộp đen thứ 2 của máy bay Indonesia tắt lịm, lo ngại không bao giờ tìm thấy
- » Việt Nam chia buồn với Indonesia về vụ máy bay Sriwijaya Air gặp nạn
Lực lượng cứu hộ cứu nạn đang làm nhiệm vụ tìm kiếm và kiểm tra các túi đựng thi thể của nạn nhân trong vụ máy bay mất tích. Ảnh minh họa: Reuters/Thanh Niên
“Chúng tôi tin tưởng các hộp đen sẽ sớm được tìm thấy”, Tổng Tư lệnh quân đội Indonesia Hadi Tjahjanto phát biểu trong cuộc họp báo tại Cảng Container Quốc tế Jakarta, nơi các nỗ lực cứu hộ đang được điều phối.
Ông Hadi Tjahjanto cũng cho biết thêm rằng vị trí chính xác của máy bay đã được cũng đã được xác định là ở độ sâu 23m – không xa so với nơi nó biến mất khỏi màn hình radar.
“Tại thời điểm này, tất cả quân nhân đang tiếp cận hiện trường”, ông Hadi Tjahjanto thông tin.
Trong một tuyên bố khác, ông Rasman MS – Chuẩn tướng của Cơ quan tìm kiếm và cứu hộ quốc gia Basarnas cho biết: “Có khả năng chúng tôi sẽ lấy lại hộp đen trong đêm nay”.
Quá trình tìm kiếm có thành công hay không sẽ phụ thuộc vào điều kiện thời tiết trên biển. Tuy sẽ rất khó khăn khi tìm kiếm vào ban đêm, song cơ quan tìm kiếm và cứu nạn đã điều động tàu tuyền đến hiện trường.
“Chúng tôi sẽ truy xuất hộp đen càng nhanh càng tốt bởi chúng rất quan trọng với quá trình điều tra”, ông Rasman MS đưa tin.
Ủy ban An Toàn Giao thông Vận tải Quốc gia Indonesia (KNKT) cũng cho biết họ đã truy xuất dữ liệu radar, các đoạn ghi âm và bảng đối thoại giữa máy bay SJ 182 và kiểm soát viên không lưu. Một số mảnh vỡ được xác định là của thiết bị máy bay, bao gồm hệ thống cảnh báo tiệm cận mặt đất và một phần cửa thoát hiểm của máy bay đã được tìm thấy.
KNKT cũng đã nhận được đề nghị từ đối tác của mình tại Singapore, Cục điều tra An toàn Giao thông Vận tải để hỗ trợ tìm kiếm các hộp đen và phối hợp với Ủy Ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ để tiến hành điều tra.
Ông Nurchayo Utomo, người đứng đầu một tiểu ban về tai nạn hàng không của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia cho biết: “KNKT vẫn đang xin phép chính phủ để đưa các nhà điều tra quốc tế đến đây, do lệnh cấm người nước ngoài nhập cảnh vào Indonesia vẫn có hiệu lực cho đến ngày 14/1”.
Được biết, máy bay thực hiện chuyến bay đi thành phố Pontianak ở Tây Kalimantan đã mất tích trên biển Java, chỉ vài phút sau khi cất cánh từ Sân bay Quốc tế Soekarno – Hatta của Jakarta lúc 2h36p theo giờ địa phương ngày 9/1.
Trên tàu có 62 người, trong đó bao gồm cả 12 thành viên phi hành đoàn và 10 trẻ em. Chuyến bay dự kiến hạ cánh ở Pontianak vào khoảng 16h15p.
Liên lạc cuối cùng giữa tháp điều khiển với máy bay là vào lúc 2h40p trước khi mất liên lạc.
Bên cạnh các bộ phận của máy bay, các nhân viên cứu hộ cũng tìm thấy 5 túi chứa các phần thi thể người, hiện đang được gửi đi để nhận dạng.
Đây là vụ tai nạn hàng không lớn và nghiêm trọng đầu tiên ở Indonesia, kể từ khi 189 hành khách và thành viên phi hành đoàn thiệt mạng vào năm 2018, khi một chiếc máy bay Boeing 737 MAX của hãng hàng không Lion Air cũng lao xuống biển Java sau khi cất cánh từ Sân bay Quốc tế Soekarno – Hatta.
Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
- ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027 (05/02)
- Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững (05/02)
- ASEAN+3 thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững (05/02)
- UNICEF: 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023 (05/02)
- Indonesia sẵn sàng tổ chức đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (04/02)
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm (04/02)
- Hướng tới hệ thống an ninh toàn cầu bình đẳng (04/02)
- Đối thoại quốc gia toàn diện là chìa khóa để giải quyết vấn đề ở Myanmar (04/02)
-
ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027
- Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững
- ASEAN+3 thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững
- Indonesia sẵn sàng tổ chức đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm
- Hướng tới hệ thống an ninh toàn cầu bình đẳng
- Đối thoại quốc gia toàn diện là chìa khóa để giải quyết vấn đề ở Myanmar
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- Hongkong ưu đãi 500.000 vé máy bay miễn phí cho du khách nước ngoài
- EU có thể tài trợ 50% cho đường ống dẫn khí giữa Tây Ban Nha và Pháp
-
Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày
- Lào tiếp tục trong danh sách các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất
- Indonesia bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023
- Mỹ: Cựu Tổng thống D.Trump khởi động chiến dịch tái tranh cử
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
- Việt Nam sẽ dự Diễn đàn du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia
- Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương