ClockThứ Bảy, 18/11/2017 13:45

Đại biểu chất vấn xét xử các vụ 'đại án' tham nhũng

Sáng 18/11, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình đăng đàn trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội. Một trong những nội dung đại biểu quan tâm là việc xét xử các “đại án” như vụ việc Trương Hồ Phương Nga, vụ việc Hà Văn Thắm và Trịnh Xuân Thanh.

Sáng nay, Quốc hội chất vấn về công tác xét xử các vụ án tham nhũng

Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai băn khoăn việc tinh giản biên chế của ngành toà án trong khi các vụ án tăng nhanh; đâu là giải pháp để ngành toà án vừa tinh giản biên chế và vừa đảm bảo tiến độ, chất lượng xét xử.

Bà cũng cho biết năm 2017 toà án xét xử nhiều vụ án tham nhũng trong đó có vụ án Hà Văn Thắm. "Trong cuộc chiến không khoan nhượng với phòng, chống tham nhũng, cử tri mong muốn nhiều vụ án được đưa ra xét xử. Vậy kinh nghiệm qua những vụ án tương tự là gì?", bà Mai nêu câu hỏi.

Liên quan đến vụ án Trương Hồ Phương Nga, bà cho rằng đây là vụ án được dư luận quan tâm vì không chỉ đơn giản là tranh chấp tài sản mà còn liên quan đến giá trị đạo đức. Tuy nhiên sau một thời gian xét xử, hiện tạm dừng xét xử. "Vậy kế hoạch xét xử thời gian tới và hướng giải quyết vụ việc như thế nào?", bà Mai chất vấn.

Trả lời chất vấn của đại biểu về "bài học kinh nghiệm nào trong xét xử vụ Hà Văn Thắm", ông Nguyễn Hoà Bình nói tuy chưa tổng kết nhưng dư luận đánh giá đây là vụ án minh bạch, tranh tụng đến cùng, rất nghiêm khắc và có bản án phân hoá tội phạm.

Theo ông, có bốn bài học từ vụ án này. Thứ nhất là xác định chính xác tội danh, tại lần xét xử sơ thẩm thứ nhất đã trả hồ sơ yêu cầu cơ quan điều tra, Viện kiểm sát truy tố tội tham nhũng.

Thứ 2 là tranh tụng trong vụ án công khai, không hạn chế. Thứ 3 là có sự phân hoá, nghiêm khắc với người cầm đầu nhưng cũng mở đường cho người làm công ăn lương.

Từ sau 2013, các thẩm phán rất ngại cho án treo đối vụ án kinh tế, tham nhũng, nhưng vụ kinh tế lớn này Hội đồng thẩm phán đã tuyên 34 người được hưởng án treo, đây là những người còn trẻ, làm công ăn lương, không được hưởng lợi gì và đã khai báo thành khẩn, tự nguyện khắc phục hậu quả.

"Bản án rất nghiêm khắc với người cầm đầu, nhưng rất nhân văn với những người làm công ăn lương. Đây là bản án cần thiết để phòng ngừa tội phạm nhưng cũng mở đường cho họ trong thời gian tới", ông Bình nói.

Thứ 4 là Hội đồng xét xử làm trọn chức năng của mình, bản án cũng có nhiều kiến nghị khởi tố vụ án, xử lý cán bộ...

Đại biểu Quốc hội tỉnh Hoàng Văn Hùng chất vấn. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Trả lời câu hỏi về việc toà đã khởi tố bao nhiêu vụ án tại toà của đại biểu Hoàng Văn Hùng (Thái Nguyên), ông Bình nói đây quyền luật cho phép, nhưng luật cũng yêu cầu đủ điều kiện mới được khởi tố.

"Kiến nghị khởi tố thì chúng tôi làm thường xuyên, nhưng khởi tố tại toà mới có 12 vụ. Nếu khởi tố tại toà thì trách nhiệm của cấp xét xử là phải theo dõi kết quả của quyết định khởi tố này. Chúng tôi cũng nhận được sự hợp tác của Viện kiểm sát, cơ quan điều tra trong quá trình điều tra, truy tố những vụ án khởi tố tại toà", ông Bình cho hay.

Đề cập tới vụ Trịnh Xuân Thanh, ông Bình nói đầu năm nay Toà đã khởi tố bổ sung bị cáo này trong phiên toà xét xử phúc thẩm về hành vi tham ô. Cách đây 2 ngày, các cơ quan chức năng đã họp và đang điều tra theo hướng đó; ngoài Trịnh Xuân Thanh thì khởi tố bổ sung 3 bị can khác.

Chiều 15/3/2017, trong bản án tuyên với các bị cáo tại vụ án lừa bán đất cho gần 500 khách hàng ở dự án khu đô thị Thanh Hà A (Hà Nội), Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xác định nghi can Trịnh Xuân Thanh có liên quan nên đã công bố quyết định khởi tố người này. Ông Thanh bị toà án truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tham ô tài sản.

Trước vụ án này, ông Thanh là bị can trong vụ án "cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại PVC, và tháng 9/2016 đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gần 1.000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động

Ngày 28/3, tại hội trường của Trường đại học Luật, Đại học Huế, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh tổ chức phiên tòa lưu động xét xử phúc thẩm hai vụ án hình sự về tội danh “Trộm cắp tài sản” và “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” dưới sự tham dự của gần 1.000 sinh viên của trường.

Gần 1 000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động
Hai vợ chồng cho vay lãi suất “cắt cổ” lãnh án

Sáng 15/3, Tòa án Nhân dân tỉnh đưa ra xét xử sở thẩm vụ án “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” đối với 2 vợ chông Lê Văn Cầm và Nguyễn Thị Diệu Hiền (cùng SN 1987, cùng trú 3/113 Đào Duy Anh, phường Thuận Lộc, TP. Huế).

Hai vợ chồng cho vay lãi suất “cắt cổ” lãnh án
Hai vợ chồng trẻ “làm ăn lớn” lĩnh án 40 năm tù

Chiều 12/3, Tòa án Nhân dân tỉnh mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Mua bán trái phép chất mua túy” đối với hai bị cáo Trần Viết Thanh và Nguyễn Thị Anh Thi (cùng SN 2000, là vợ chồng, cùng trú tại phường Thuận Hòa, TP. Huế).

Hai vợ chồng trẻ “làm ăn lớn” lĩnh án 40 năm tù
Return to top