ClockThứ Ba, 10/11/2020 19:12

Đại biểu Quốc hội góp ý các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII

TTH.VN - Chiều 10/11, các đại biểu Quốc hội nhóm họp tại tổ để góp ý các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII. Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa đoàn Thừa Thiên Huế đã có những đóng góp cụ thể về cơ cấu kinh tế và công tác xây dựng Đảng.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốcĐổi mới hoạt động công đoàn, nâng cao đời sống người lao độngKiên định mục tiêu “Trung tâm y tế chuyên sâu”Toàn văn Báo cáo do Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hộiKết quả của phiên chất vấn - cầu nối giữa hai khóa Quốc hộiThủ tướng: “Nhà nước cần thu hút nhiều người tài để quản trị”Nhũng nhiễu dân, trách nhiệm thuộc về người đứng đầu

Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa phát biểu tham luận chiều 10/11. Ảnh: Linh Trọng

Cơ cấu kinh tế phải rõ, đúng địa chỉ

Cơ cấu kinh tế của nước ta lâu nay vẫn là Công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, hoặc các tỉnh cũng vậy, tỉnh nào có thế mạnh gì thì đưa lĩnh vực đó lên hàng đầu. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế tại báo cáo trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII rất dài, chung chung và chưa xác định rõ lắm. Việc xác định cơ cấu kinh tế hết sức quan trọng. Cơ cấu của chúng ta là công nghiệp gì trong này không nói rõ. Theo tôi cần ghi rõ trong nghị quyết là công nghiệp phát triển theo hướng nào.

Hoặc nông nghiệp, trước đây chúng ta nói làm thế nào để cơ khí hóa nông nghiệp 100%. Bây giờ nông nghiệp của chúng ta là nông nghiệp chất lượng cao, nông nghiệp sinh học…, Trong nghị quyết cần phân ra nông nghiệp được thực hiện như thế nào, có đảm bảo được chuỗi hàng hóa hay không.

Tương tự, dịch vụ của chúng ta với thế mạnh là du lịch. Nếu không có dịch COVID-19, du lịch Việt Nam sẽ tăng tốc. Với thế mạnh 3.200km bờ biển, nhiều tập đoàn tư nhân đầu tư các khu nghĩ dưỡng cực mạnh. Nhất là vùng duyên hải miền Trung. Cần ghi rõ hơn nữa phát triển dịch vụ trên lĩnh vực nào và ưu tiên khu vực trọng điểm nào vào nghị quyết…

Một lĩnh vực nữa là y tế khám chưa bệnh. Hằng năm nước ta mất 5-7 tỷ USD đi ra nước ngoài chữa bệnh, nhưng trong nước lại chữa bệnh rất tốt, việc chữa bệnh COVID-19 vừa qua là một ví dụ. Một số nước  trong khối ASEAN như Lào, Campuchia, Thái Lan qua Việt Nam chưa bệnh nhiều. Vậy, trong nghị quyết có cần chú trọng đến dịch vụ này không…

Bởi những lý do trên, quy định cơ cấu kinh tế tại báo cáo chính trị nên rõ và chỉ đúng địa chỉ mới phát triển được sự năng động của nước ta. Như thế đề án phát triển kinh tế của Chính phủ mới hoàn thành được.

Về các thành phần kinh tế, tôi đồng tình cao với việc “doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo”. Nhưng cũng cần xem lại doanh nghiệp nhà nước như thế nào khi hiện nay nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động cầm chừng, nợ nần, các tổng công ty thua lỗ, tuyên bố phá sản. Cần xem xét, đánh giá lại cơ cấu này như thế nào. Nếu là vai trò chủ đạo thì phương hướng cần được xem xét đột phá như thế nào, cần phải bàn sâu để thúc đẩy thành phần kinh tế này lên.  

Quan tâm phát triển Đảng trong giai cấp công nhân

Về công tác xây dựng Đảng, tôi đồng tình, thống nhất một Đảng cầm quyền và duy nhất một Đảng lãnh đạo cả nhà nước và xã hội. Đội ngũ phát triển Đảng theo Nghị quyết có nói là “xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh”. Giai cấp công nhân bây giờ khác hoàn toàn trước đây. Trước đây giai cấp công nhân được giáo dục và có cả hệ thống tổ chức, được đào tạo, được học tập, được rèn luyện.

Nhưng công nhân hiện nay rất nhiều thành phần và một số hoạt động về công đoàn không thể điều chỉnh được. Nếu công nhân trong doanh nghiệp nhà nước thì dễ điều chỉnh, nhưng công nhân trong doanh nghiệp nước ngoài thì không thể. Do đó, giai cấp công nhân hiện nay như thế nào, có phải là giai cấp “cách mạng nhất, triệt để nhất, tiên tiến nhất” hay không. Việc phát triển Đảng trong giai cấp công nhân này như thế nào cũng cần phải bàn tới.  

Trong các trụ cột xây dựng Đảng về tổ chức, chính trị, tư trưởng cần quan tâm đến mặt tổ chức. Cần có một định hình của tổ chức Đảng từ Trung ương đến địa phương, đến tận cấp đường phố và vai trò của tổ chức Đảng này như thế nào thì Trung ương cũng cần bàn rõ. Ví dụ như việc nhất thể hóa lãnh đạo, lâu nay giám đốc sở kiêm bí thư cấp ủy đã được áp dụng. Vậy bí thư huyện ủy có kiêm chủ tịch UBND huyện hay không cũng cần cân nhắc.

Về công tác cán bộ, việc chú trọng cấp chiến lược là hoàn toàn đúng rồi, nhưng cán bộ phải tập trung từ cơ sở lên, đồng thời phải có quy hoạch từ trẻ, lấy thước đo từ thực tiễn cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để đánh giá. Công tác phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ chủ trì cấp tỉnh, cấp huyện, cấp sở cũng cần thực hiện có bài bản…

Thái Bình (lược ghi)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148
Nâng cấp mở rộng lên 4 làn xe mới đảm bảo khai thác tuyến cao tốc Cam Lộ- La Sơn

Ngày 16/3, Đoàn giám sát của Quốc hội về chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023” do Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm trưởng đoàn đã đi khảo sát tình hình thực hiện dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn Cam Lộ - La Sơn và La Sơn - Túy Loan (cao tốc đi qua Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng).

Nâng cấp mở rộng lên 4 làn xe mới đảm bảo khai thác tuyến cao tốc Cam Lộ- La Sơn
Return to top