ClockThứ Ba, 26/05/2015 09:43

Đại biểu Quốc hội lo ngại gia tăng phá sản các doanh nghiệp nhỏ và vừa

TTH.VN - Trong những tháng đầu năm 2015, số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động và phá sản còn rất lớn, khả năng tiếp cận nguồn vốn rất yếu.

Tiếp tục Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII, chiều 22/5, Quốc hội thảo luận tại tổ đánh giá bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2014; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2015 và quyết toán Ngân sách Nhà nước năm 2013.

Doanh nghiệp quy mô nhỏ gặp khó khăn

Đại biểu Mai Xuân Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang cho rằng, báo cáo kinh tế của Chính phủ cũng như báo cáo thẩm tra của Ủy ban kinh tế Quốc hội đã thể hiện đúng bản chất của nền kinh tế. Có thể nói, nền kinh tế đã thoát khỏi vùng suy thoái kinh tế. Với các chỉ tiêu đặt ra, GDP năm 2015 có thể đạt được ở mức 6,2 - 6,5%.

Đặc biệt, thể chế kinh tế thị trường đang tạo được niềm tin chung của các cử tri, xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đang được xâm nhập, tạo được nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đáng kể là các doanh nghiệp FDI.

Tuy nhiên, ông Mai Xuân Hùng cho rằng, năm 2014, tỷ lệ phát hành trái phiếu vẫn còn đạt thấp, trong khi mục tiêu của Chính phủ vẫn phải phát triển hạ tầng, phát hành trái phiếu và vay nợ. Do đó, việc giảm tỷ lệ nợ xấu cuối 2015 về mức 3% sẽ tháo nút gỡ cho nút thắt tăng trưởng.

Năm 2014 và đầu năm 2015 vẫn còn nhiều doanh nghiệp giải thể hoặc hoạt động cầm chừng. (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp vẫn còn yếu, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong những tháng đầu năm 2015, số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động và phá sản còn rất lớn. Tăng trưởng tín dụng bước đầy đầu đã đạt được những tín hiệu khả quan, thị trường bất động sản mặc dù chưa được khởi sắc nhưng giá đã tăng.

Đại biểu Mai Xuân Hùng kiến nghị cần tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô để doanh nghiệp không bị động, tiếp tục cải cách thể chế cho các doanh nghiệp có sân chơi bình đẳng. Đồng thời xây dựng chính sách để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn vốn.

Bên cạnh đó, cần có hình thức hỗ trợ hình thành các cụm công nghiệp sẵn có, bảo đảm có sự liên kết giữa các doanh nghiệp. Đặc biệt, cần có cơ chế hỗ trợ tài chính, có nguồn tiền cho vay dài hạn; nâng cao năng suất lao động, lựa chọn một số ngành hàng tạo thương hiệu quốc gia, tăng quy mô doanh nghiệp lên mức đủ lớn đáp ứng khả năng cạnh tranh toàn cầu.

Cơ bản nhất trí với báo cáo của Chính phủ, Đại biểu Lê Minh Thông (Đoàn Thanh Hóa) cho rằng, những chủ trương giải pháp mà Quốc hội và Chính phủ triển khai trong thời gian vừa qua đã phát huy tính tích cực. Bức tranh kinh tế năm 2014 và những tháng đầu năm 2015 cho thấy chủ trương, giải pháp này là đúng đắn.

Đại biểu Lê Minh Thông cũng bày tỏ sự lo ngại trước thực trạng nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể, chủ yếu tập trung ở khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, đại biểu nêu vấn đề làm sao tăng quy mô doanh nghiệp. Đặc biệt, song song với quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước cũng cần củng cố và hỗ trợ kinh tế tư nhân nhằm khắc phục quy mô kinh tế nhỏ, hai quá trình này cần phải được triển khai cùng lúc.

Quốc hội quyết định, giám sát đầu tư vốn ODA

Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế năm 2014 và những tháng đầu năm 2015, Đại biểu Nguyễn Hữu Quang(Đoàn Thanh Hóa) chỉ rõ, công tác thu ngân sách năm 2014 tăng 10,3% so với dự toán. Tuy nhiên, việc vượt thu ngân sách đã được tính thêm từ hai nguồn ngoài dự toán ban đầu nên chưa phản ánh sức mạnh thực sự của nền kinh tế.

Nổi bật trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế năm 2014 là tính kỉ luật ngân sách chưa nghiêm. Theo ông Quang, việc chuyển nguồn vốn, tạm ứng vốn vẫn còn tồn tại ở mức độ cao hơn những năm trước đã khiến mức bội chi ngân sách lên tới 5,69% GDP so với mức 5,3% GDP được Quốc hội phê duyệt.

“Nợ công tăng rất nhanh từ 55% năm 2013 lên đến 64,9% năm 2015 nếu xét với tỉ lệ GDP là không nghiêm trọng nếu nước ta có đủ nguồn để trả nợ. Bản chất nợ xấu của các ngân hàng vẫn chưa được giải quyết triệt để. Nợ xấu của các tổ chức tín dụng, ngân hàng đang được loại ra ngoài nhưng vẫn nằm trong hệ thống nền kinh tế”, ông Quang chỉ rõ.

Năm 2015, Việt Nam đã bắt đầu nhập siêu trở lại, nguồn đầu tư hạn chế. Ông Quang đề xuất cần siết chặt quản lý đầu tư công theo Luật đầu tư công. Nêu rõ trách nhiệm của người quyết định các dự án đầu tư nếu không có hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí. Cần có kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn cổ tức của nhà nước thu về từ thặng dư vốn cổ phần khi bán vốn các doanh nghiệp. Kỷ luật ngân sách cần làm nghiêm bằng việc giao thẩm quyền quyết định đầu tư cho Quốc hội, đồng thời cơ quan này quản lý, giám sát, quyết định vốn đầu tư ODA.

Đối với công tác quyết toán ngân sách năm 2013, ông Quang cho biết, việc thu ngân sách năm 2013 cũng thấp hơn dự toán, cần phải quản lý các nguồn lực đang nằm rải rác ở gần 70 quỹ tài chính ngoài nhà nước có một phần từ Ngân sách Nhà nước.

Ngoài ra, theo ông Quang, việc nợ đọng thuế năm 2013 tăng 25% so với năm 2012 là do không rút được bài học từ những năm trước nên công tác này cần phải được Bộ Tài chính quan tâm hơn.

“Bội chi năm 2013 là 6,6% tăng cao hơn rất nhiều so với mức cho phép 5,3%. Đáng chú ý, bội chi cho đầu tư phát triển vượt trong năm này vượt đến 54,5% so với dự toán. Đồng thời, năm 2013 cũng là năm đạt tỷ lệ thực hiện kết luận kiểm toán thấp nhất do chất lượng kết luận kiểm toán, ý thức chấp hành quy định của nhà nước, ý thức thực thi công vụ của các cán bộ chưa cao”, ông Quang cho biết.

Nguyễn Quỳnh (Theo VOV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá xăng tăng, giá dầu giảm

Từ 15h hôm nay (28/3), mỗi lít xăng tăng 410 - 530 đồng, trong khi các mặt hàng dầu (trừ mazut) giảm 320 - 390 đồng tùy loại.

Giá xăng tăng, giá dầu giảm
Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.

Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai
Thành Trung - thôn nông thôn mới kiểu mẫu

Bằng việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, với cách làm chủ động, sáng tạo, lấy người dân làm chủ thể, thôn Thành Trung (xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền) đã trở thành thôn NTM kiểu mẫu đầu tiên của huyện Quảng Điền.

Thành Trung - thôn nông thôn mới kiểu mẫu
Ứng phó hạn, mặn

Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Return to top