ClockThứ Bảy, 12/05/2018 05:30

Dai dẳng nạn rải vàng mã xuống sông Hương

TTH - Dù có chuyển biến, song nạn rải vàng mã xuống sông Hương vẫn còn dai dẳng.

Phú Diên “nói không” với đốt, rải vàng mãCấm rải, đốt vàng mã: Xử lý chưa đồng bộHạn chế đốt, rải vàng mã dịp tếtMưa dầm thấm đấtCần nghiêm cấm việc rải tiền thật thay vàng mã

Lần theo phản ánh của bạn đọc, chúng tôi ghi nhận tình trạng này vẫn diễn ra giữa lòng sông Hương, đoạn từ chùa Thiên Mụ (phường Hương Long, TP. Huế) đến điện Hòn Chén (xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà).

Người hành lễ rải vàng mã xuống sông Hương gây ra cảnh nhếch nhác, ô nhiễm. Ảnh: Bảo Minh

Ô nhiễm, phản cảm

Những chiếc thuyền rồng rời trung tâm TP. Huế chở theo những lễ vật cùng vàng mã xuôi ngược sông Hương thường xuất phát vào tầm cuối chiều, khi hoàng hôn buông xuống. Sau nhiều ngày quan sát, các thuyền này thường dừng lại giữa lòng sông, đoạn dừng lâu và nhiều nhất ngay phía trước chùa Thiên Mụ. Khi vừa thả neo, nhiều người ngồi trên thuyền bắt đầu các nghi lễ cùng với tiếng trống kèn vang vọng cả một khúc sông. Mỗi nghi lễ như vậy thường kéo dài 2-3 giờ đồng hồ và khi nắng vừa tắt, đêm tối cũng là lúc những người này thả một lượng lớn vàng mã xuống dòng sông gây nhếch nhác, ô nhiễm và phảm cảm. Cạnh những chiếc thuyền rồng, những ngư dân vạn đò tấp ghe vào gần để xin lễ vật của những người cúng lễ.

“Ban ngày thì rất ít, nhưng khi xế chiều, tình trạng này diễn ra rất thường xuyên. Không biết người từ đâu đến, họ cứ thế thuê thuyền rồng rồi ngược lên dòng sông Hương cúng rồi rải thả và mã xuống dòng sông di sản, không thể chấp nhận được”, anh Nguyễn Thắng (phường Kim Long), thường xuyên đạp xe đạp tập thể dục dọc theo bờ sông Hương bức xúc kể lại sau nhiều lần chứng kiến. Anh Thắng kể rằng: "Vàng mã rải từ các thuyền rồng xuống không phải mang tính tượng trưng mà rải một cách 'vô tội vạ', với một lượng lớn. Có ngày tôi chứng kiến họ rải gần cả 30 phút.".

Người dân buôn bán cạnh chùa Thiên Mụ cho biết, trước kia tình trạng thuyền rồng chở lễ cúng rải vàng mã tràn lan cạnh bờ sông gây ô nhiễm và phản cảm trước đông đảo du khách viếng lễ chùa. Sau phản ứng của chùa cũng như chính quyền địa phương, những thuyền rồng này lại “di tản” ra xa hơn để rải.

Theo lãnh đạo phường Hương Long, tình trạng rải vàng mã xuống sông Hương phía trước chùa Thiên Mụ không phải bây giờ mới xuất hiện mà từ nhiều năm trước. Khi đó, phường đã chỉ đạo cán bộ phối hợp với các ban ngành tuyên truyền, đuổi các thuyền đó ra khỏi bờ. “Tuy nhiên, việc này chúng tôi chỉ giới hạn được trong bờ. Họ không rải được trong này thì lại cho thuyền ra ngoài rải, còn chúng tôi thì không có chức trách hay phương tiện để truy đuổi”, vị lãnh đạo này nói (!)

Thuyền rồng sau khi hành lễ đã rải vàng mã xuống sông Hương, đoạn trước chùa Thiên Mụ

Khó xử lý

Mới đây, tình trạng rải vàng mã xuống sông Hương lại tái diễn tại lễ hội điện Hòn Chén. Mặc cho các ngành chức năng, địa phương đã bố trí lò đốt vàng mã, vận động người dân, chủ thuyền không thả vàng mã xuống sống nhưng gần như bị bỏ ngoài tai. Việc rải vàng mã xuống sông Hương không chỉ gây ô nhiễm, mà còn có nguy cơ dẫn đến cháy nổ bởi trong quá trình hành lễ nhiều người thắp hương, đốt nến.

Ông Nguyễn Văn Quý, Chủ tịch UBND xã Hương Thọ (thị xã Hương Trà), kể rằng mỗi lần diễn ra lễ hội điện Hòn Chén, ban tổ chức họp và lên kế hoạch tuyên truyền, vận động những người đi hành lễ không rải vàng mã, xuống sông Hương tránh gây ô nhiễm. Dù những năm gần đây tình trạng này có hạn chế nhưng vẫn tái diễn và khó xử lý.

Ông Nguyễn Khoa Dục, phụ trách bộ phận Kế hoạch – Ban quản lý Bến xe - thuyền TP. Huế cho hay, đơn vị đang quản lý 128 thuyền, trong đó có 77 thuyền đơn, còn lại thuyền kép. Tất cả các thuyền này ngoài đảm bảo các điều kiện để hoạt động còn phải thực hiện bản cam kết không đốt, rải vàng mã mà ban đề ra. Trong đó, có phần cam kết không rải vàng, mã trên sông Hương.

Theo ông Dục, đơn vị chỉ quản lý, kiểm tra các vấn đề, điều kiện liên quan để cho các thuyền xuất bến, nhưng khi thuyền đi ra khỏi phạm vi nội thủy rất khó quản lý việc rải vàng mã.

Trung tá Lê Hồng Hà, Trưởng phòng Cảnh sát Đường thủy, Công an tỉnh: Đẩy mạnh tuyên truyền và buộc ký cam kết

Để ngăn chặn việc rải vàng mã xuống sông Hương, cảnh sát đường thủy đã nhiều lần tổ chức tuyên truyền, nhất là các chủ thuyền rồng, thuyền chở khách cúng lễ tại điện Hòn Chén. Cùng với đó, buộc các chủ thuyền ký cam kết không vi phạm nên tình trạng người dân rải vàng mã trên sông có giảm. Tuy nhiên, tại khu vực điện Hòn Chén vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng rải vàng mã xuống sông. Chúng tôi nhận thấy, Ban quản lý điện Hòn Chén có cử người túc trực để vớt vàng mã sau khi người dân thả xuống sông. Song, do đây là thói quen nên cần tiếp tục tuyên truyền, thay đổi hành vi, nhận thức cho một bộ phận người dân.

Buộc dây để tái sử dụng

Tại lễ hội “Tỏa sáng niềm tin” ở Festival Huế 2018 do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức tại công viên cầu Dã Viên đã có 30.000 chiếc hoa đăng được thả xuống sông Hương tạo nên một vẻ đẹp lung linh, huyền ảo. Nhiều người lo ngại với một lượng giấy bìa làm hoa đăng cùng những lọ thủy tinh thắp nến được thả xuống sông sẽ gây ô nhiễm dòng sông. Nhưng một thành viên trong ban tổ chức cho biết, đã lường trước sự việc nên buộc dây vào tất cả các đèn có gắn ly thủy tinh để vớt lên nhằm phục vụ cho các lễ hội sau này.

Thái Bình (ghi)

Bài, ảnh: PHAN THÀNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn

Lâu nay lễ hội đua thuyền cuả tỉnh và TP.Huế trong các ngày lễ được tổ chức qui mô lớn trên sông Hương đoạn trước Phu Văn Lâu. Theo tôi tổ chức đua thuyền trên khúc sông trước công viên Trịnh Công Sơn thì hợp lí hơn.

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn
Đến hẹn lại... đua

Đã thành thông lệ, đúng vào dịp kỷ niệm giải phóng 26/3, sông Hương lại dậy sóng với lễ hội đua ghe truyền thống thành phố Huế. Người Huế gọi dịp này là đua ghe 26/3 để phân biệt với lễ hội đua ghe truyền thống tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9, có quy mô toàn tỉnh.

Đến hẹn lại  đua
Huế xưa Huế mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa Huế mới
Cầu... nối lòng dân

Chuyện thật đáng mừng cho đất nước ta là có hàng trăm cây cầu được xây mới trong những năm vừa qua đến từ sự đóng góp của cá nhân người dân, nhóm thiện nguyện, doanh nghiệp. Điều đó cho thấy lời kêu gọi Nhà nước và Nhân dân cùng làm là giải pháp hiệu quả cho những thách thức lớn về phát triển cơ sở hạ tầng trong mọi thời kỳ.

Cầu  nối lòng dân
Đặc sản của Huế

Nếu nói đến đặc sản Huế chắc nhiều người nghĩ ngay đến ẩm thực, tức là nghĩ đến cái “dạ dày”. Ai tinh tế hơn thì nghĩ đến chiều sâu văn hóa, ví dụ như di sản (vật thể và phi vật thể), thậm chí là giọng nói; trang phục.

Đặc sản của Huế
Return to top