Thế giới

Đại dịch COVID-19 “gây ra nhiều cú sốc” cho thanh thiếu niên

ClockThứ Tư, 12/08/2020 15:17
TTH.VN - Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, hơn 70% học sinh và sinh viên ở các trường học, đại học và trung tâm đào tạo phải nghỉ học, theo một báo cáo mới do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố nhân Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên (12/8).

Các quỹ đầu tư bền vững lần đầu tiên vượt 1 nghìn tỷ USDCOVID-19: Cơ hội để tạo ra thế giới bình đẳng hơnCập nhật Covid-19: Hơn 20,2 triệu ca mắc, 737.495 ca tử vong trên toàn cầu

Thanh niên xếp hàng nộp đơn thất nghiệp do đại dịch COVID-19 tại Mỹ. Ảnh minh hoạ: Reuters/TTXVN

Cụ thể, báo cáo “Thanh niên và COVID-19: Những tác động đến việc làm, giáo dục, quyền lợi và sức khỏe tâm thần” của ILO cho thấy, 65% ​​thanh niên đã thừa nhận học tập ít hơn kể từ khi đại dịch bùng phát, do chuyển đổi từ lớp học truyền thống sang hình thức học tập trực tuyến và từ xa trong thời gian các biện pháp phong toả được áp dụng.

Tổng Giám đốc ILO, ông Guy Ryder cho hay: “Đại dịch đang gây ra nhiều cú sốc cho thanh thiếu niên. Đại dịch không chỉ phá hoại việc làm và triển vọng việc làm của họ, mà còn làm gián đoạn giáo dục và đào tạo, có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên”.

Bất bình đẳng trở nên trầm trọng hơn

Bất chấp những nỗ lực để tiếp tục hoạt động học tập và đào tạo, 1/2 số học sinh sinh viên được khảo sát tin rằng, việc học của họ sẽ bị trì hoãn; trong khi 9% lo sợ họ có thể hoàn toàn thất bại.

Và đối với những thanh thiếu niên sống ở các quốc gia có thu nhập thấp hơn, với khả năng tiếp cận Internet hạn chế, thiếu hụt các thiết bị và đôi khi là thiếu không gian ở nhà để làm việc một cách hiệu quả, tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn.

Báo cáo của ILO cũng làm sáng tỏ khoảng cách kỹ thuật số lớn giữa các khu vực. Trong khi 65% thanh thiếu niên ở các quốc gia có thu nhập cao được học thông qua các bài giảng trực tuyến, chỉ 18% thanh thiếu niên ở những quốc gia có thu nhập thấp có khả năng duy trì việc học trực tuyến.

Trong bối cảnh thị trường lao động gặp nhiều trở ngại hơn và quá trình chuyển đổi từ trường học đến nơi làm việc kéo dài do đại dịch, báo cáo cho thấy, 38% thanh thiếu niên cảm thấy rất không chắc chắn về triển vọng nghề nghiệp của mình trong tương lai.

Hơn nữa, cứ 6 người thì có 1 người phải dừng làm việc kể từ khi đại dịch bùng phát, một số người hiện đã bị ảnh hưởng trực tiếp và bị mất thu nhập.

Trong khi đó, 42% những người tiếp tục làm việc phải đối mặt với tình trạng thu nhập giảm. ILO lưu ý rằng, điều này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của họ. Cuộc khảo sát chỉ ra, 1/2 thanh thiếu niên đang cảm thấy lo âu hoặc trầm cảm ở một mức độ nào đó trong thời gian xảy ra đại dịch COVID-19.

Lắng nghe thanh niên

Bất chấp những khó khăn, thanh thiếu niên vẫn đang tiếp tục vận động và lên tiếng trong cuộc khủng hoảng. Theo cuộc khảo sát, 1/4 thanh thiếu niên đã làm một số công việc tình nguyện trong thời gian xảy ra đại dịch.

Cũng theo ILO, việc đảm bảo tiếng nói của thanh thiếu niên được lắng nghe là điều rất quan trọng đối với phản ứng mang tính toàn diện hơn trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, việc trao cho thanh thiếu niên cơ hội để nêu rõ nhu cầu và ý tưởng của họ trong quá trình ra quyết định sẽ giúp cải thiện hiệu quả của các chính sách và chương trình.

Nhằm bảo vệ toàn bộ thế hệ khỏi việc triển vọng việc làm của họ bị đe dọa vĩnh viễn bởi cuộc khủng hoảng, báo cáo của ILO kêu gọi các phản ứng chính sách khẩn cấp, quy mô lớn và có mục tiêu, bao gồm cả việc tái hội nhập trở lại vào thị trường lao động đối với những người bị mất việc làm, đảm bảo thanh thiếu niên được tiếp cận với trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp và thiết lập những biện pháp hữu hiệu để tăng cường sức khỏe tâm thần.

Lê Thảo (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top