Thế giới

Đại dịch COVID-19 tác động mạnh hơn lên người lao động lớn tuổi

ClockChủ Nhật, 27/09/2020 09:02
TTH - Cuộc khủng hoảng COVID-19 dẫn đến những tác động nghiêm trọng đối với sinh kế và nền kinh tế thế giới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, đại dịch đang đẩy nền kinh tế toàn cầu vào cuộc suy thoái sâu nhất trong một thế kỷ. IMF gọi cuộc suy thoái toàn cầu này là “cuộc Đại phong toả”, cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 1930.

Thế giới hậu COVID-19: Tương lai không chắc chắn đối với người lao động di cưĐồng hành cùng người lao động vượt qua đại dịch

Lao động lớn tuổi là nhóm dễ bị tổn thương trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát. Ảnh minh họa: CNN/TTXVN

Cũng giống như các cuộc suy thoái khác và những cuộc khủng hoảng tài chính trong quá khứ, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Hàng triệu người phải nghỉ việc, cắt giảm lương trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Hồi tháng 4 năm nay, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cảnh báo, khoảng 68 triệu việc làm có thể bị mất đi ở khu vực châu Á do cuộc khủng hoảng này gây ra.

Trong suốt lịch sử, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên từ 16-24 tuổi luôn ở mức cao nhất trong thời kỳ suy thoái kinh tế, tiếp theo là nhóm lao động tuổi 25-54, và cuối cùng là lao động lớn tuổi. Tuy nhiên, số liệu gần đây ở Hoa Kỳ cho thấy một mô hình khác, khi suy thoái kinh tế ảnh hưởng nặng nề đến lao động trẻ, cũng giống như trên khắp thế giới, và thậm chí ở Đông Nam Á. Nhóm bị ảnh hưởng nặng nề tiếp theo ở Mỹ là những người lao động lớn tuổi. Mô hình tương tự cũng có thể được chứng kiến ở một số quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Malaysia gần đây báo cáo, những người lao động lớn tuổi, nhất là những người từ 45 tuổi trở lên hiện ít có khả năng tìm được việc làm hơn trong thị trường lao động yếu kém do cuộc khủng hoảng COVID-19. Một báo cáo của Hệ thống Bảo hiểm Việc làm Malaysia cho thấy, tổng cộng 18.397 người Malaysia trong độ tuổi nói trên đã mất việc, tính đến thời điểm này trong năm.

Ông Shamsuddin Bardan, Giám đốc Điều hành của Liên đoàn Chủ sử dụng lao động của Malaysia (MEF) cho biết: “Các nhà tuyển dụng hiện đang tập trung vào kỹ năng và kinh nghiệm của một người trong việc hỗ trợ phục hồi hoạt động, hơn là tuổi tác. Thế hệ trẻ hơn có lợi thế, đặc biệt là những người nhanh nhẹn, linh hoạt và am hiểu về công nghệ thông tin, so với những người lao động lớn tuổi. Họ thường hiểu biết về kỹ thuật số và có thể đảm nhận những hình thức việc làm mới, như các nền tảng thương mại điện tử”.

Tại quốc gia láng giềng Singapore, các chuyên gia cho rằng, suy thoái kinh tế đang hiện ra sẽ ảnh hưởng nặng nề nhất đến những người lao động có kinh nghiệm, bởi họ thường được xem là không linh hoạt và không thể nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc chuyển động nhanh, so với những lao động trẻ hơn. Số liệu từ năm 2019 chỉ ra, 6 tháng sau khi được cho thôi việc, 76,3% những người ở độ tuổi 30 tìm được công việc khác, so với 65,8% người lao động ở độ tuổi 40, và 52,2% những người ở độ tuổi 50.

Ngoài ra, đại dịch cũng buộc những người lao động lớn tuổi nghỉ hưu không tự nguyện. Ông Shamsuddin Bardan nói rằng, những người gần đến tuổi nghỉ hưu có thể nằm trong số những người đầu tiên được cho nghỉ việc để đảm bảo những lao động trẻ hơn có thể tiếp tục cống hiến.

Phân biệt tuổi tác

Phân biệt tuổi tác từ lâu đã làm ảnh hưởng xấu đến các thị trường lao động bất chấp những lệnh cấm theo luật. Một dấu hỏi lớn được đặt ra về việc liệu phân biệt tuổi tác ở nơi làm việc có trở nên tồi tệ hơn trong một thế giới hậu COVID-19 hay không.

Một nghiên cứu năm 2020 có tiêu đề “Phân biệt tuổi tác ở nơi làm việc” do Randstad, công ty tư vấn nhân sự đa quốc gia của Hà Lan công bố đã xem xét mức độ của phân biệt tuổi tác tại nơi làm việc ở Singapore. Nghiên cứu phát hiện rằng, 31% người trẻ được hỏi đã tránh mọi tương tác với những người lao động lớn tuổi. Ngoài ra, 57% tổng số người được hỏi cảm thấy họ có ít cơ hội đào tạo hơn khi họ lớn tuổi. Trong khi đó, độ tuổi trung bình mà 1.052 người được hỏi nhìn nhận họ sẽ bị trì trệ trong sự nghiệp là 48 tuổi.

Bà Megan Ching đến từ Đại học Khoa học Xã hội Singapore (SUSS) khẳng định, thái độ kém về người lao động lớn tuổi và khả năng của họ trong việc học hỏi, thích nghi và làm việc khiến họ trở thành nhóm dễ bị tổn thương trong nền kinh tế giữa đại dịch COVID-19.

Trong bài viết có tiêu đề “Người lao động lớn tuổi dễ bị tổn thương bởi làn sóng cho nghỉ việc ngày càng gia tăng, khi tư duy phân biệt tuổi tác vẫn tồn tại”, bà Megan Ching giải thích, họ được xem là kém linh hoạt, không định hướng công nghệ và tiền thù lao cao hơn. Bất kể năng lực cá nhân của họ như thế nào, những người lao động lớn tuổi thường được xếp hạng thấp hơn về khả năng sáng tạo, sự tỉnh táo, sức khỏe, tham vọng, thể lực, và năng suất.

Tuy nhiên, trong một động thái liên quan, Bộ trưởng Thương mại Singapore, ông Chan Chun Sing tuyên bố, các nhà chức trách đã nhận thức được những mối quan tâm như vậy của người lao động lớn tuổi từ 40-50 tuổi, và quốc đảo này đang chứng kiến ​​sự gia tăng gấp đôi về số lượng vị trí việc làm dành cho nhóm tuổi này, lên mức 5.500 vào năm 2025, chủ yếu thông qua việc thiết kế lại, đào tạo lại và tuyển dụng lại.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
Cần đánh giá rõ tác động tài chính khi mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi) đang được Bộ Y tế xây dựng, lấy ý kiến hoàn thiện và trình Quốc hội thông qua (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2025). Theo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) của Bộ Y tế trình Chính phủ, một số quyền lợi và phạm vi chi trả cho người tham gia bảo hiểm y tế được mở rộng và bổ sung…

Cần đánh giá rõ tác động tài chính khi mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn

Các cộng đồng nông thôn trên toàn thế giới đang phải vật lộn với những thách thức ngày càng tăng do cuộc khủng hoảng khí hậu gây ra. Khi thiên tai xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, các điều kiện môi trường ngày càng khắc nghiệt hơn, gánh nặng đối với những cộng đồng này càng tăng lên. Tuy nhiên, phụ nữ là người phải chịu gánh nặng nặng nề nhất từ những tác động này, bao gồm cả những tổn thất đáng kể về tài chính.

Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn
Return to top