Đại dịch HIV đã có mặt ở 100% tỉnh, thành
TTH.VN - Đại dịch HIV đã có mặt ở 100% tỉnh, thành phố; 99% quận, huyện. Theo ước tính của các chuyên gia, hiện có tới khoảng 260 ngàn người nhiễm HIV đang sống trong cộng đồng.
Một bệnh nhân HIV được bác sĩ thăm khám.
Tại lễ tổng kết 10 năm thành lập Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, ông Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS - cho biết, từ năm 2006-2007, mỗi năm Việt Nam phát hiện hơn 30.000 người nhiễm mới HIV. Phần lớn số người nhiễm HIV ở lứa tuổi trẻ, tuổi lao động, trụ cột của gia đình.
“HIV/AIDS đã trở thành đại dịch vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế-xã hội”, ông Long cho hay.
Theo ông, số người nhiễm HIV/AIDS chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM. Nhiễm HIV ở thời điểm này chủ yếu lây qua đường tình dục không an toàn. Đối tượng nghiện chích ma túy, mại dâm thường quên bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục.
Cũng theo ông Long, mức độ bao phủ của dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam còn thấp. Bơm kim tiêm sạch và bao cao su mới đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu. Người dân kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS vẫn phổ biến.
Trước tình hình này, các hoạt động can thiệp giảm tác hại ngày càng được mở rộng trong 10 năm qua đã góp phần đáng kể vào việc làm giảm rõ rệt tỉ lệ lây nhiễm HIV.
Tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy từ 29% năm 2001, đã giảm gần 3 lần, xuống còn 10,5% vào năm 2014. Tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm từ 4,2% năm 2006, giảm xuống chỉ còn 2,5% trong năm 2014. Nhờ đó, tỉ lệ người nhiễm HIV mới hàng năm đã thuyên giảm đáng kể.
Ngoài ra, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS trong 10 năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn. Nếu năm 2004 chỉ có 500 người đã được điều trị bằng thuốc kháng virus ARV thì đến tháng 6.2015 đã có trên 96.000 người nhiễm HIV đang điều trị ARV.
Bên cạnh đó, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cũng trở thành một trong những giải pháp hiệu quả và mang tính nhân văn nhất trong phòng, chống HIV/AIDS. Hiện nay khoảng 70% phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV. Xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ em đã được mở rộng. Tuy vậy, công tác phòng, chống HIV/AIDS những năm tới còn rất nhiều thách thức.
“Dịch HIV/AIDS đã giảm nhưng chưa giảm sâu, chưa ổn định, số người nhiễm HIV còn sống được phát hiện tiếp tục gia tăng và vẫn có nhiều nguy cơ bùng phát trở lại”, lãnh đạo Bộ Y tế lo ngại.
Theo Dân Việt
- Bộ Y tế yêu cầu quyết liệt phòng, chống dịch bệnh (21/05)
- Khai giảng lớp bác sĩ chuyên khoa cấp I thuộc dự án 585 (19/05)
- Bộ Y tế hướng dẫn bệnh viện phân luồng, sàng lọc ca mắc COVID-19 (18/05)
- 117 đoàn viên công đoàn tham gia hiến máu tình nguyện (18/05)
- Bộ Y tế tiếp tục nhắc các địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19 (17/05)
- Đề xuất tháo gỡ vướng mắc trong thanh toán bảo hiểm y tế (16/05)
- 14 triệu hộ chiếu vắc xin có trên PC-COVID-19 (16/05)
- Phát động chương trình Tháng 5 đo huyết áp năm 2022 (15/05)
-
Bộ Y tế: Không bỏ thanh toán BHYT với máy đặt, máy mượn đang thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh
- Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen êkíp ca ghép tim xuyên Việt
- Hơn 1,8 triệu trẻ đã được tiêm vaccine phòng COVID-19
- Bộ Y tế trình 2 phương án ứng phó với COVID-19 giai đoạn 2022-2023
- Có phụ huynh đưa con đến trạm y tế rồi quay về
- Lấy ý kiến về việc điều chỉnh khai báo y tế tại cửa khẩu
- Không được lạm dụng dịch vụ trong điều trị hậu COVID-19
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn tiêm chủng
- Kịp thời tháo gỡ vướng mắc liên quan đến thủ tục thông quan thuốc nhập khẩu
- Việt Nam bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
-
14 triệu hộ chiếu vắc xin có trên PC-COVID-19
- Đề xuất tháo gỡ vướng mắc trong thanh toán bảo hiểm y tế
- Bộ Y tế tiếp tục nhắc các địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19
- Khai giảng lớp bác sĩ chuyên khoa cấp I thuộc dự án 585
- 117 đoàn viên công đoàn tham gia hiến máu tình nguyện
- Bộ Y tế hướng dẫn bệnh viện phân luồng, sàng lọc ca mắc COVID-19
- Bộ Y tế yêu cầu quyết liệt phòng, chống dịch bệnh