Đại dịch khiến các mục tiêu về HIV của năm 2020 không thể hoàn thành
TTH - Các mục tiêu về phòng, chống HIV được đặt ra cho năm 2020 sẽ không đạt được, một phần do sự tiếp cận với liệu pháp kháng retrovirus (ARV) trong điều trị HIV/AIDS rất không đồng đều và sự gián đoạn dịch vụ do đại dịch COVID-19 gây ra, báo cáo mới của UNAIDS (Chương trình Phối hợp của LHQ về HIV/AIDS) vừa công bố ngày 6/7 cho biết.
Một buổi tư vấn tại Trung tâm điều trị bằng thuốc kháng virus (ART) tại một bệnh viện ở Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: UN
Theo đó, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các phản ứng phòng, chống, điều trị HIV và đe dọa sẽ làm gián đoạn hơn nữa tiến trình này. Ước tính, việc gián đoạn điều trị HIV trong 6 tháng có thể gây ra hơn 500.000 ca tử vong ở châu Phi cận Sahara trong năm 2020 - 2021, đưa khu vực này trở lại mức độ tử vong vì AIDS của năm 2008.
Báo cáo cũng cảnh báo rằng những thành quả đáng chú ý đã đạt được trong cuộc chiến chấm dứt dịch AIDS đã không được chia sẻ đồng đều trong và giữa các quốc gia, đồng thời những thành tựu trong nhiều thập kỷ qua có thể mất đi nếu thế giới không hành động.
Ngoài ra, thế giới vẫn rất chậm chạp trong việc ngăn ngừa các ca nhiễm HIV mới, với khoảng 1,7 triệu người mới bị nhiễm bệnh, cao gấp 3 lần mục tiêu toàn cầu.
Thế giới cũng chứng kiến sự không đồng đều giữa các khu vực và quốc gia. Trong khi miền đông và miền nam châu Phi đạt được sự tiến bộ với số ca nhiễm mới giảm 38% kể từ năm 2010, thì Đông Âu và Trung Á lại chứng kiến sự gia tăng đáng kinh ngạc đến 72% các ca nhiễm HIV mới kể từ năm 2010. Các ca nhiễm mới cũng tăng 22% ở Trung Đông và Bắc Phi, và 21% ở Mỹ Latinh.
Đáng chú ý, phụ nữ và trẻ em gái ở châu Phi hạ Sahara tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm 59% tổng số ca nhiễm HIV mới trong khu vực vào năm 2019, với 4.500 trẻ em gái vị thành niên và phụ nữ trẻ từ 15 đến 24 tuổi bị nhiễm bệnh mỗi tuần.
BẢO NGHI
(Lược dịch từ UN)
- ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027 (05/02)
- Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững (05/02)
- ASEAN+3 thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững (05/02)
- UNICEF: 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023 (05/02)
- Indonesia sẵn sàng tổ chức đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (04/02)
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm (04/02)
- Hướng tới hệ thống an ninh toàn cầu bình đẳng (04/02)
- Đối thoại quốc gia toàn diện là chìa khóa để giải quyết vấn đề ở Myanmar (04/02)
-
ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027
- Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững
- ASEAN+3 thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững
- Indonesia sẵn sàng tổ chức đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm
- Hướng tới hệ thống an ninh toàn cầu bình đẳng
- Đối thoại quốc gia toàn diện là chìa khóa để giải quyết vấn đề ở Myanmar
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- Hongkong ưu đãi 500.000 vé máy bay miễn phí cho du khách nước ngoài
- EU có thể tài trợ 50% cho đường ống dẫn khí giữa Tây Ban Nha và Pháp
-
Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày
- Lào tiếp tục trong danh sách các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất
- Indonesia bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023
- Mỹ: Cựu Tổng thống D.Trump khởi động chiến dịch tái tranh cử
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
- Việt Nam sẽ dự Diễn đàn du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia
- Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương