Thế giới Thế giới
Đại dịch làm gián đoạn hi vọng về thương lai tốt đẹp của nhiều người
TTH.VN - Lần thứ 3 cộng đồng quốc tế đánh dấu ngày quốc tế giáo dục (24/1), Tổng thư ký Liên Hiệp quốc Antonio Guterres đã bày tỏ sự trân trọng đối với sự kiên cường của học sinh, giáo viên và gia đình khi đối mặt với đại dịch COVID-19 - khủng hoảng y tế buộc hầu hết mọi trường học, viện nghiên cứu và trường đại học phải đóng cửa.
- » Thái Lan: Bộ Giáo dục dự kiến tuyển dụng 10.000 giáo viên tiếng Anh bản ngữ
- » Bang lớn nhất của Australia lên kế hoạch đón 1.000 sinh viên quốc tế mỗi tuần
- » Tuần lễ ASEAN thúc đẩy giao lưu thanh niên và chuyên gia Nga-ASEAN
- » UNESCO: Cần đưa giáo viên vào diện ưu tiên tiêm vắcxin ngừa COVID-19
- » Hàn Quốc miễn phí giáo dục từ Tiểu học tới Trung học phổ thông
Đại dịch làm gián đoạn hi vọng về thương lai tốt đẹp của nhiều người. Ảnh minh họa: Reuters/Báo Dân tộc và Phát triển
Cụ thể, ông Antonio Guterres cho biết: “Khi giáo dục bị gián đoạn, nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Và tất cả chúng ta đều phải trả giá”. Lời nhận xét được đưa ra khi ông nhấn mạnh rằng giáo dục là nền tảng để mở rộng cơ hội, chuyển đổi nền kinh tế, chống lại sự ích kỷ, bảo vệ hành tinh của chúng ta và đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG). Mặc dù sự gián đoạn này có thể dẫn đến nhiều đổi mới trong quá trình học tập, song vấn đề này cũng làm tiêu tan hi vọng về một tương lai sáng lạn hơn cho nhóm dân số dễ bị tổn thương.
Ngăn chặn thảm họa thế hệ
Với suy nghĩ này, người đứng đầu Liên Hiệp quốc tuyên bố, khi thế giới đối đầu với đại dịch, giáo dục – với tư cách là quyền cơ bản và lợi ích công cộng toàn cầu cần phải được bảo vệ để ngăn chặn và phòng ngừa thảm họa thế hệ.
Đặc biệt là ngay cả trước khi đại dịch xảy ra và bùng phát, khoảng 258 triệu trẻ em và thanh thiếu niên đã không được đến trường đi học, trong đó phần lớn là trẻ em gái. Thật vậy, hơn một nửa số trẻ em 10 tuổi ở các nước thu nhập trung bình và thấp không được học về cách đọc một đoạn văn đơn giản.
“Năm 2021, chúng ta phải nắm bắt mọi cơ hội để xoay chuyển tình thế này. Chúng ta phải đảm bảo bổ sung đầy đủ cho Quỹ Đối tác toàn cầu về giáo dục và tăng cường hợp tác giáo dục toàn cầu”, Tổng thư Ký Antonio Guterres giải thích.
Theo đó, chúng ta phải đẩy mạnh nỗ lực để tái thiết lại giáo dục bao gồm đào tạo giáo viên, liên kết về phân chia kỹ thuật số và một lần nữa suy nghĩ về các chương trình giảng dạy để trang bị cho người học những kỹ năng cần thiết để phát triển và hướng đến thành công trong thế giới đang phát triển nhanh chóng của chúng ta. Chúng ta hãy cam kết thúc đẩy giáo dục cho tất cả mọi người, hôm nay và mọi ngày.
Trong một ý kiến có liên quan, ông Volkan Bozkir, Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp quốc khóa 75 cũng dành lời hoan nghênh các bậc phụ huynh đã làm hết sức mình để tạo điều kiện cho con cái tiếp tục con đường học tập tại nhà. Ngoài ra, ông cũng khẳng định rằng nếu Liên Hiệp quốc và cộng đồng quốc tế rộng lớn muốn đảm bảo giáo dục chất lượng, tổng thể và bình đẳng cho tất cả mọi người, tất cả phải xây dựng hệ thống giáo dục hòa nhập, có khả năng phục hồi và cho phép tất cả mọi người quay trở lại trường học. Để đạt được điều này, chúng ta phải đáp ứng nhu cầu của những người có nguy cơ bị bỏ lại phía sau, bao gồm trẻ em khuyết tật và những người sống trong khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột, cũng như 11 triệu trẻ em gái có nguy cơ không thể trở lại trường học.
Vào ngày 25/1 tới, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc (UNESCO) sẽ đồng tổ chức một sự kiện, qua đó nhấn mạnh đây là lúc để tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế để đặt giáo dục và học tập suốt đời vào trung tâm của quá trình phục hồi và chuyển đổi, hướng tới các xã hội hòa nhập, an toàn và bền vững hơn.
Đan Lê (Lược dịch từ UN News)
- Sơ tán hàng loạt người dân vì cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương (05/03)
- Singapore tiếp tục được bầu chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới (05/03)
- Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng vừa phải trong năm 2021 (05/03)
- Thái Lan thí điểm kế hoạch thu hút du khách nước ngoài trở lại (05/03)
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX (05/03)
- Ngành bảo hiểm châu Á vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế (04/03)
- Mỹ thực hiện 75 chuyến bay trinh sát trên Biển Đông trong tháng 2 (04/03)
- Nhật Bản hối thúc Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân với Triều Tiên (04/03)
-
Sơ tán hàng loạt người dân vì cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
-
UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia