ClockThứ Sáu, 27/09/2019 06:45

Đại học Huế hội đủ điều kiện thành Đại học Quốc gia

TTH - Đại học (ĐH) Huế đang hoàn thiện đề án phát triển ĐH Huế thành ĐH Quốc gia (QG) trình Bộ, ngành Trung ương xem xét, phê duyệt. Theo lãnh đạo ĐH Huế, hiện đã hội đủ nhiều điều kiện để trở thành ĐHQG Huế.

Nhiều tập thể, cá nhân thuộc Công đoàn ĐH Huế được khen thưởngĐại học Huế công bố điểm chuẩn các đợt tuyển bổ sungPhát huy nguồn lực dùng chung trong Đại học Huế

ĐH Huế đang xây dựng phát triển thành ĐH Quốc gia

Hội đủ điều kiện

PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Giám đốc ĐH Huế cho biết, việc xây dựng, phát triển ĐH Huế thành ĐHQG đã được khẳng định trong Kết luận 48-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 25/5/2009. Dù đã trải qua hơn 4 năm về thời hạn do vướng chính sách liên quan đến sự thay đổi về pháp luật, các chính sách của giáo dục ĐH, của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nhưng trong thông báo số 38/TB-VPCP về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với ĐH Huế (Thông báo 38) năm 2018 đã khẳng định tiếp tục đầu tư xây dựng, phát triển ĐH Huế, đến năm 2030 ĐH Huế trở thành một trong những ĐH nghiên cứu hàng đầu Đông Nam Á, hoạt động theo tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và khu vực, là cơ sở đào tạo tiên phong, nòng cốt của hệ thống giáo dục ĐH.

Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế cũng đã khẳng định tập trung đầu tư cho các trường ĐH trọng điểm.

Theo lãnh đạo ĐH Huế, hiện ĐH Huế hội đủ điều kiện để trở thành một ĐHQG. Ngoài việc đảm bảo cơ sở vật chất và có đội ngũ cán bộ, giảng viên chất lượng thì so với các ĐH trong toàn quốc, trong đào tạo ĐH Huế có nhiều nổi bật hơn. Điển hình, nếu các trường ĐH sư phạm trên cả nước đào tạo tổng hợp các lĩnh vực giáo viên, khoa học, ngoại ngữ thì Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế là trường duy nhất trên cả nước chỉ chuyên đào tạo giáo viên.

Trong 5 ĐH quốc gia và ĐH vùng, chỉ duy nhất ĐH Huế có đào tạo nghệ thuật. ĐH Huế có đủ các ngành nông – lâm – ngư, trong khi ĐH Thái Nguyên hay Trường ĐH Thủ Đức chỉ có các ngành liên quan lâm nghiệp. Không những thế, ĐH Huế là ĐH duy nhất ở Việt Nam đã đào tạo du lịch ở các bậc học ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ, cung cấp nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển du lịch của đất nước.

Đối với lĩnh vực ngành y, Trường ĐH Y Dược, ĐH Huế là một trong 3 trường khoa học sức khỏe tốt nhất của cả nước, với vai trò và vị trí dẫn đầu công nghệ trong chăm sóc sức khỏe. Trong khi đó, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế chuyên đào tạo các ngành ngôn ngữ Anh, Pháp, Trung, Nga, Nhật, Hàn, Đức và tiếng Việt, Việt Nam học và Quốc tế học, tạo ra mô hình ĐH Huế đa dạng ngành nghề mà các cơ sở giáo dục ĐH khác không có.

TS. Hoàng Kim Toản, Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo ĐH Huế cho biết, hiện nay trung tâm là 1 trong 3  đơn vị của cả nước đào tạo giáo viên khởi nghiệp và tạo dựng môi trường khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ qua Chương trình 844 và 1665 quốc gia.

Trong nghiên cứu khoa học, mỗi năm ĐH Huế có khoảng 300 - 400 bài báo công bố trên các tạp chí thuộc danh mục ISI, SCOPUS. Dữ liệu Web of Science tháng 8/2019 cho thấy, năm 2018 có 225 công bố ISI và chỉ 7 tháng đầu năm 2019 đã có 151 công bố ISI, xếp thứ 7 trong top 10 các cơ sở đào tạo và nghiên cứu của Việt Nam về công bố ISI.

Sinh viên ĐH Huế trải nghiệm làm tranh làng Sình

Có điều kiện phát triển mạnh

Hiện, ĐH Huế đã hoàn thành đề án phát triển ĐH Huế thành ĐHQG, đồng thời đã lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà trí thức và toàn xã hội để góp ý và trình Bộ GD&ĐT ngay trong tháng 9/2019. “ĐH Huế sẽ thúc đẩy, đề xuất đến tất cả mọi cấp sớm nhất để có chủ trương”, PGS.TS. Nguyễn Quang Linh khẳng định.

Theo lãnh đạo ĐH Huế, khi được phê duyệt trở thành ĐHQG, ĐH Huế sẽ có điều kiện tiên phong thí điểm mở các mã ngành đào tạo mới, thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu trọng điểm, đáp ứng nhu cầu của xã hội và đòi hỏi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong điều kiện đó, ĐHQG Huế cùng với ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP. Hồ Chí Minh đóng vai trò dẫn dắt trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế; thu hút được các nguồn lực, phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ và chuyển giao công nghệ, góp phần gia tăng trọng số các hoạt động nghiên cứu và tăng xếp hạng quốc tế.

Điều mà ĐH Huế xác định khi trở thành ĐHQG là xây dựng hệ thống giáo dục ĐH hàng đầu, chất lượng của giáo dục ĐH, tác động trực tiếp đến sự chuyển biến về kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Ngoài ra, phấn đấu nâng cao thứ hạng trong bảng xếp hạng ĐH châu Á và thế giới, trong đó lộ trình dự kiến đến năm 2027 sẽ nằm trong tốp 250 châu Á và 1.000 thế giới; năm 2037 vào tốp 200 châu Á và 900 thế giới; năm 2047 sẽ ở tốp 150 châu Á và 800 thế giới và năm 2057 vào tốp 100 châu Á và 700 thế giới.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lực đẩy từ các chương trình mục tiêu quốc gia

Nguồn vốn tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh không chỉ góp phần quan trọng tạo chuyển biến trong đời sống của người dân, mà còn góp phần thực hiện các mục tiêu lớn tỉnh đang theo đuổi.

Lực đẩy từ các chương trình mục tiêu quốc gia
Đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững (GNBV); phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển KT-XH, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia

TIN MỚI

Return to top