ClockThứ Năm, 10/09/2015 14:27

Đam mê và khổ luyện

TTH - Múa được xem là môn nghệ thuật của sự khổ luyện với những đòi hỏi khắt khe. Ngoài năng khiếu, chỉ những ai có tình yêu thực sự và đam mê mới theo được với nghề.

Nghề múa đòi hỏi diễn viên phải hội tụ được nhiều yếu tố khắt khe: Hình thể, năng khiếu và ý chí kiên trì (Ảnh minh họa)

Đẫm mồ hôi

Theo biên đạo múa Nguyễn Phương (Phòng Văn hóa nghệ thuật quần chúng - Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh), múa là bộ môn nghệ thuật thu hút được giới trẻ, nhưng không phải ai cũng có thể sống được với nghề. Ngoài năng khiếu, nghệ sĩ phải có một tình yêu thực sự. Nghề múa đòi hỏi người diễn viên phải hội tụ nhiều yếu tố khắt khe: hình thể, năng khiếu và đặc biệt là ý chí kiên trì. Khi bắt đầu học múa, tôi đã 18 tuổi, cơ thể không còn dẻo dai, dễ luyện tập như lứa tuổi thiếu niên. Vì vậy bạn bè tập một thì tôi phải luyện tập gấp năm, gấp bảy. Sau một năm học ở trường mới theo kịp bạn”, anh chia sẻ.

Trò chuyện với biên đạo múa Nguyễn Thị Ánh Hồng, giảng viên chuyên ngành biên đạo múa, Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật Huế, mới biết con đường theo nghề múa của chị không hề “bằng phẳng”. Sau khi tốt nghiệp Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật năm 2000, tưởng chừng duyên nghiệp với nghề đứt đoạn khi chị tham gia giảng dạy tại Trường mầm non II. Tình yêu, đam mê với nghề múa như đã “thấm” vào máu, thôi thúc chị quay lại. Chị tiếp tục theo học lớp biên đạo của Trường đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội (hệ tại chức tại Đà Nẵng). “ Mỗi ngày phải tập luyện 9 đến 10 giờ, mồ hôi vắt ra nước, tập đến tóe máu, bong gân, trật khớp. Xong giờ học buổi trưa, ăn cơm nghỉ ngơi chừng một tiếng lại luyện tập, buổi tối có khi tập múa tới khuya mới về nhà. “Ngót nghét 15 năm theo nghề, thấm hết nỗi nhọc nhằn của múa, cũng thấm luôn cả niềm đam mê lớn lao mà mình đang theo đuổi”, chị tâm sự.

Diễn viên múa Hoàng Quyên là Chủ nhiệm Vũ đoàn Ca Dao. Chị cho biết, rất nhiều phụ huynh muốn con theo học múa, nhưng số học trò “trụ” được thì không nhiều. Đa phần, các bậc phụ huynh cho con em học múa là để rèn luyện sức khỏe chứ ít ai muốn theo nghiệp. Trên sân khấu, các em luôn đẹp đẽ, uyển chuyển nhưng khi vào trong cánh gà mấy ai biết được mồ hôi ướt đẫm cả váy áo. Đã là một diễn viên múa thì phải có một sức khỏe tốt, tinh thần vững vàng. Muốn giữ khán giả, trước hết diễn viên phải giữ cho mình một tinh thần thép”, chị bộc bạch.

Chạy đua với tuổi tác

Có một nghịch lý là nghề múa tuyển chọn gắt gao, đào tạo bài bản, khổ luyện nhiều năm… nhưng tuổi nghề lại quá ngắn. Diễn viên múa chỉ có thể theo nghề đến khoảng 35 tuổi đối với nam, 30- 32 tuổi đối với nữ. Đa số, sau một thời gian theo nghề phải chuyển sang làm biên đạo múa hoặc rẽ qua các con đường khác.

Đất sống cho diễn viên là khá nhiều, nhưng có một thực tế đáng buồn là thù lao lại rất thấp. Trung bình, mỗi buổi tập diễn viên chỉ được trả 50 ngàn đồng, một buổi công diễn tầm 80 - 100 ngàn đồng. Ngoài các đoàn nghệ thuật, đa số nghệ sĩ múa phải đi biểu diễn tự do, ở các hội nghị, đám cưới… phải “chăm chỉ” chạy sô mới có thể sống được với nghề. Như tâm sự rút ruột của một diễn viên: “Có những điều không thể nói bằng lời, mà chỉ có thể cảm nhận bằng trái tim, đó chính là múa”.

Thanh Thảo
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trùng tu di tích đình làng

Là địa phương có khá nhiều đình làng và di tích văn hóa lịch sử, thời gian qua TP. Huế ưu tiên nguồn lực bố trí vốn đầu tư nâng cấp, trùng tu các công trình đình làng nhằm góp phần bảo tồn và phục hồi, hướng đến tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch tại các di tích.

Trùng tu di tích đình làng
Sách Huế trong Hội Sách Quốc gia

Nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin – Truyền thông, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức chuỗi sự kiện chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.

Sách Huế trong Hội Sách Quốc gia
Return to top