Thế giới

Đàm phán hậu Brexit: Thiếu tiến triển

ClockThứ Bảy, 05/09/2020 14:34
Các nhà đàm phán của EU và Anh sẽ gặp nhau tại London vào ngày 7/9 tới trong vòng đàm phán thứ 8 nhằm bàn về thỏa thuận cho mối quan hệ tương lai giữa hai bên hậu Brexit.

EU và Anh tiến hành vòng đàm phán thứ 7 về thỏa thuận hậu BrexitEU có thể thỏa hiệp để khai thông bế tắc trong đàm phán với AnhAnh, EU, giai đoạn chuyển tiếp và điều hướng phối hợp cho thỏa thuận BrexitAnh, EU tăng cường đàm phán về tương lai hậu BrexitEU và Anh đồng ý tăng tốc đàm phán thương mại

Ảnh minh họa về Anh và EU. Ảnh: Europa

Tuy nhiên, cũng giống như nhiều vòng đàm phán trước, vòng đàm phán lần này được nhận định là quan trọng nhưng việc hai bên đạt được tiến triển lại không được đánh giá cao.

Trước vòng đàm phán, phát biểu với báo giới vào hôm qua, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố sẵn sàng đối mặt với mọi kết quả đàm phán với Liên minh châu Âu (EU) về mối quan hệ giữa hai bên sau Brexit.

“Tất nhiên, chúng tôi đã sẵn sàng cho bất kỳ tình huống nào xảy ra, nhưng chúng tôi muốn mọi người hiểu rằng vào cuối năm, cho dù bất cứ điều gì xảy ra, chúng tôi cũng sẽ rời khỏi EU và rời khỏi giai đoạn chuyển tiếp. Chúng tôi chắc chắn sẽ vượt qua điều này. Điều quan trọng là các đối tác của chúng tôi hiểu rằng Vương quốc Anh sẽ làm những gì cần làm”.

Tuyên bố của nhà lãnh đạo Anh cho thấy, chính phủ Anh đã chuẩn bị cho kịch bản không thỏa thuận khi tiến trình chuyển tiếp kết thúc vào ngày 31/12 tới.

Trong khi đó, Trưởng đoàn đàm phán EU, ông Michel Barnier cho biết, rằng ông "lo lắng và thất vọng" vì cuộc đàm phán hậu Brexit thiếu tiến triển. Ông cũng cảnh báo nếu Anh không thúc đẩy các vấn đề then chốt mà phía EU đề ra, bao gồm những yêu cầu về "sân chơi bình đẳng", các ngư trường và cơ chế giải quyết tranh chấp, thì nước này sẽ tự đẩy mình vào nguy cơ Brexit không thỏa thuận.  

"Vì như bạn biết, Vương quốc Anh đã từ chối bất kỳ sự gia hạn nào của giai đoạn chuyển tiếp. Vì vậy, chúng tôi không còn thời gian để mất. Hai bên phải có thỏa thuận cuối cùng vào  tháng 10 nếu muốn có một mối quan hệ đối tác mới vào đầu tháng Giêng năm 2021. Nếu không có một giải pháp lâu dài, công bằng và bền vững về nghề cá thì đơn giản là sẽ không có quan hệ đối tác kinh tế mới với Vương quốc Anh."

Ông hối thúc Anh thể hiện quan điểm rõ ràng để tháo gỡ bế tắc trong đàm phán.

Anh rời EU từ tháng 1/2020, gần 4 năm sau cuộc trưng cầu ý dân lịch sử đặt dấu chấm hết cho gần 50 năm quốc gia này gia nhập EU. Cuộc đàm phán trong tuần tới nhằm hướng tới ký kết một thỏa thuận đối tác mới giữa hai bên từ năm 2021 trong một loạt lĩnh vực từ thương mại và an ninh đến hợp tác trong vấn đề hạt nhân, vận tải và hàng không.

Giới chức châu Âu cho biết, cần đạt thỏa thuận trước tháng 10, tức là chỉ còn 1 tháng để tìm điểm chung và giải quyết bất đồng. Nếu không đạt thỏa thuận, quan hệ thương mại Anh - EU sẽ chỉ dựa trên các chuẩn mực tối thiểu mà Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thiết lập, theo đó các mức thuế quan sẽ cao hơn hiện nay và các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều thủ tục phiền hà hơn hiện nay, có thể ảnh hưởng xấu tới hoạt động thương mại và đầu tư ở hai bờ eo biển Manche. Chính vì thế, trong quá trình chạy nước rút khi thời hạn chót đã cận kề, các nhà đàm phán mỗi bên chắc chắn sẽ phải cân nhắc về những nhượng bộ cần thiết để cứu vãn các cuộc thảo luận với hy vọng có thể xoay chuyển tình thế.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
Return to top