ClockThứ Hai, 04/03/2019 17:55

Đàm phán hòa bình không đơn giản

TTH.VN - Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên tại Hà Nội kết thúc mà không có tuyên bố hay thỏa thuận nào được đưa ra. Mặc dù cả thế giới, trong đó có Việt Nam trông đợi vào một kết quả tích cực, nhưng vấn đề mang tầm ảnh hưởng quốc tế lớn như vậy không dễ quyết định ngày một ngày hai mà là một quá trình.

Tổng thống Hàn Quốc tổ chức cuộc họp về thượng đỉnh Mỹ- Triều lần 2Tạo điều kiện cho phóng viên quốc tế đến tham quan HuếThượng đỉnh Mỹ-Triều 2 đã tạo nền móng cho đàm phán trong tương laiThượng đỉnh ở Hà Nội: Bước đệm quan trọng cho quan hệ Mỹ-Triều

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) trong cuộc gặp Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội. Ảnh: AP

Nhớ lại sự kiện tương tự như với Việt Nam khi đàm phán hòa bình tại Paris cách đây hơn nửa thế kỷ để thấu hiểu rõ hơn. Tháng 5/1968, những cuộc gặp gỡ và đàm phán được bắt đầu xúc tiến giữa Mỹ và Việt Nam. Gần 5 năm đàm phán tại Paris với 201 cuộc họp công khai, 45 cuộc gặp riêng Việt- Mỹ, 500 cuộc họp báo, 1.000 cuộc trả lời phỏng vấn… là những con số nói lên tính phức tạp, dai dẳng, khó khăn mà Việt Nam phải trải qua khi đàm phán ký kết Hiệp định Paris.

Vấn đề liên quan bán đảo Triều Tiên đã kéo dài gần 70 năm với vị trí địa chính trị hết sức phức tạp, những yêu cầu của các nước lớn và đặc điểm riêng biệt của nhà nước Triều Tiên thì vấn đề giải quyết khó mà có hồi kết nhanh chóng. 

Triều Tiên phòng thủ đất nước bằng chế tạo và nhiều lần thử thành công vũ khí hạt nhân, trong khi Mỹ và đồng minh lo ngại điều đó. Cấm vận mọi mặt (chủ yếu là kinh tế) được áp đặt nhằm làm tê liệt một nước có chủ quyền là điều mà Triều Tiên không thể chấp nhận. Mâu thuẫn xung đột về quyền lợi mà các bên có liên quan trên bán đảo Triều Tiên là rất lớn nếu như không muốn nói là khó cho lợi thế nghiêng về bên nào. Hòa bình dù chỉ là tạm thời cho cả 2 miền Triều Tiên là xu thế chung mà các nước trong khu vực, kể cả nước Mỹ đang rất cần. Những động tác hòa giải hòa hợp của Triều Tiên và Hàn Quốc thời gian gần đây là biểu hiện cụ thể của xu thế đó. Nhưng để đi đến những thỏa thuận, hiệp ước đầy đủ, lâu dài, bền vững cho Triều Tiên nói riêng và trên bán đảo này nói chung thì còn là vấn đề phức tạp, không thể đốt cháy giai đoạn.

Cuộc gặp Thượng đỉnh lần thứ 2 chưa có tiếng nói chung là điều mà Mỹ, Triều Tiên và nhiều nước quan tâm trên thế giới không mong muốn.  Tuy nhiên, Mỹ và Triều Tiên đều tuyên bố sẽ có những cuộc gặp tiếp theo, đó là dấu hiệu đáng mừng.

Việt Nam đã làm hết sức mình cho cuộc hòa giải lịch sử, góp phần củng cố nền hòa bình cho bán đảo Triều Tiên và thế giới. Hơn ai hết, chúng ta hiểu rõ hòa bình độc lập cho một đất nước không thể một sớm một chiều,  lại càng không thể ai đó “trải thảm đỏ,  rải hoa hồng” nếu không phải chính nghĩa do chúng ta tạo nên. Nhưng hy vọng, sau những thiện ý, những cuộc gặp gỡ tiếp theo giữa Mỹ - Triều Tiên sẽ có những kết quả tốt đẹp và sớm tìm được tiếng nói chung.

Nguyễn Phước Khánh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Xung đột lan rộng trong khu vực ảnh hưởng đến tiến trình hòa bình ở Yemen

Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi, ngày 15/4, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về Yemen, ông Hans Grundberg, đã bày tỏ quan ngại về căng thẳng ngày càng leo thang ở Yemen, đồng thời cảnh báo tiến trình hòa bình ở quốc gia Trung Đông này có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong bối cảnh xung đột khu vực ngày càng lan rộng.

Xung đột lan rộng trong khu vực ảnh hưởng đến tiến trình hòa bình ở Yemen
EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
Hàn Quốc, Chile đàm phán nâng cấp FTA song phương

Hãng tin Yonhap News Agency dẫn thông tin từ Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc và Chile sẽ khởi động một vòng đàm phán mới về nâng cấp hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) nhằm ứng phó với những thay đổi trong bối cảnh thương mại toàn cầu.

Hàn Quốc, Chile đàm phán nâng cấp FTA song phương
Return to top