ClockThứ Năm, 14/02/2019 14:25

Đàm phán thương mại cấp cao Mỹ - Trung: Khó khăn nhưng lạc quan

Mỹ và Trung Quốc dường như đều muốn “xuống thang” trong cuộc chiến thương mại "hao tài, tốn của" đang phủ bóng lên 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Tổng thống Trump đánh giá tích cực về đàm phán thương mại Mỹ - TrungTrung Quốc cam kết mua một lượng hàng hóa và dịch vụ từ MỹĐàm phán thương mại Mỹ-Trung đầy khó khăn, kéo dài quá thời hạnMỹ-Trung bắt đầu vòng đàm phán thương mại mới tại Bắc Kinh

Sáng 14/2, Mỹ và Trung Quốc bắt đầu vòng đàm phán cấp cao trong 2 ngày tại Bắc Kinh nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại. Phía Trung Quốc do Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc dẫn đầu sẽ đàm phán với Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin nhằm đạt một thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thương mại trước hạn chót 1/3. Hai bên đều lạc quan rằng vòng đàm phán sẽ đạt kết quả.

Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin (từ trái qua phải) trước khi bước vào phiên đàm phán thương mại cấp cao Mỹ - Trung. Ảnh: AFP

Dựa trên kết quả khả quan từ cuộc đàm phán cấp thấp hồi đầu tuần, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc đang tiến triển tốt. Vòng đàm phán cấp thứ trưởng hôm 12/2 đã đề cập các chi tiết mang tính kỹ thuật, trong đó có một cơ chế để thực thi thỏa thuận mà hai bên có thể đạt được. Cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đều lạc quan vào kết quả của vòng đàm phán hôm nay. Tổng thống Trump cho biết:

“Chúng tôi có nhóm đàm phán hùng hậu đang có mặt ở Trung Quốc và họ sẽ làm việc tích cực với các đối tác Trung Quốc để có thể đạt được thỏa thuận. Tôi nghĩ mọi thứ đang tiến triển tốt. Trung Quốc thực sự muốn đạt được thỏa thuận và tôi muốn đó thực sự là thỏa thuận chứ không phải là thứ trang trí. Chúng tôi đang đứng trước cơ hội đạt một thoả thuận thực chất với Trung Quốc”

Chính quyền Mỹ đe doạ tăng thuế từ 10% lên tới 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nếu hai bên không thể đạt một thỏa thuận trước ngày 1/3. Nếu đàm phán thất bại, hàng loạt lĩnh vực từ đồ điện tử đến nông nghiệp sẽ hứng chịu thiệt hại.

Thừa nhận chiến tranh thương mại kéo dài sẽ gây thiệt hại cho cả hai phía, Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng "kéo dài thêm một chút" hạn chót để đạt thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Các cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ coi ngày 1/3 tới là "giới hạn cứng", song Tổng thống Trump mới đây phát biểu với báo giới rằng vẫn có thể gia hạn thỏa thuận "đình chiến thương mại" 90 ngày mà ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí.

Tuy nhiên ông không muốn phải gia hạn và hy vọng có thể gặp Chủ tịch Trung Quốc để ký thỏa thuận. Ông khẳng định sẽ tăng thuế nếu các bất đồng không được giải quyết. Thư ký Báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc một số phương án, khi thời hạn 1/3 đang đến gần. Theo bà Sanders, thỏa thuận cuối cùng sẽ phụ thuộc vào cuộc gặp trực tiếp giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình vào khoảng tháng 3 tới.

Trước vòng đàm phán thương mại mang tính quyết định ngày hôm nay (14/2), thị trường chứng khoán phố Wall Mỹ lúc đóng cửa hôm 13/2 đã tăng điểm do các nhà đầu tư lạc quan tin rằng Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận. Tất cả 3 chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đều tăng, với chỉ số S&P 500 và Nasdaq tăng điểm trong 4 phiên giao dịch liên tiếp.

Tuy nhiên, bất chấp sự lạc quan từ phía các nhà lãnh đạo lẫn thị trường tài chính,  giới phân tích nhận định, viễn cảnh sáng nhất là hạn chót 1/3 có thể sẽ được kéo dài để thêm thời gian “đình chiến thương mại” nhằm tránh việc Mỹ nâng thuế đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc như Tổng thống Mỹ đe dọa. Đây là những tín hiệu mạnh mẽ cho thấy cả hai bên đều muốn “xuống thang” trong cuộc chiến thương mại "hao tài, tốn của" đang phủ bóng lên 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Áp lực phải đạt một thỏa thuận với Trung Quốc đang gia tăng đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump, bởi ông đang bắt đầu vận động cho việc tái đắc cử trong cuộc bầu cử vào năm 2020 tới. Tổng thống Trump sẽ gặp bất lợi nếu thuế quan bắt đầu có ảnh hưởng tiêu cực tại những khu vực mà cử tri dành sự ủng hộ giúp ông chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016, trong đó có những bang nông nghiệp với truyền thống ủng hộ Đảng Cộng hòa.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cam kết đưa quan hệ Mỹ - Trung đi đúng hướng

Ngày 16/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham gia hội nghị thượng đỉnh trực tuyến để cùng thảo luận về những mối quan tâm chung. Dù chỉ diễn ra theo hình thức trực tuyến, song đây cũng là sự kiện được nhiều người quan tâm.

Cam kết đưa quan hệ Mỹ - Trung đi đúng hướng
ASEAN là đối tác thương mại lớn của Trung Quốc

Do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại và chứng kiến tốc độ phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế ở các nước láng giềng phía Nam, hiện so với Mỹ, Trung Quốc đang giao dịch nhiều hơn với các nước Đông Nam Á.

ASEAN là đối tác thương mại lớn của Trung Quốc
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung thúc đẩy tiến trình hiệp định RCEP

Reuters ngày 29/10 dẫn lời các nhà phân tích nói rằng, căng thẳng thương mại Mỹ- Trung đã tạo động lực mới cho Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và nhiều khả năng nếu không đạt được thoả thuận cuối cùng, hiệp định cũng sẽ có bước tiến triển lớn tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 sẽ diễn ra tại Bangkok trong tuần này.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung thúc đẩy tiến trình hiệp định RCEP

TIN MỚI

Return to top