ClockThứ Ba, 28/04/2015 10:06

Dàn nhạc dây Sakura đến Huế

TTH.VN - Tối 27/4, tại Học viện Âm nhạc Huế diễn ra buổi biểu diễn giao lưu giữa Học viện Âm nhạc Huế và dàn nhạc dây Sakura (Nhật Bản).

Mở đầu chương trình, dàn nhạc dây Sakura biểu diễn bản giao hưởng Simple Symphony gồm 4 chương của nhà soạn nhạc nổi tiếng Brittem. Đây là tác phẩm nằm trong chuỗi tác phẩm mang tên “Hướng dẫn cách nghe nhạc giao hưởng cho thế hệ trẻ” được viết cho bộ phim về giáo dục âm nhạc. Đặc sắc nhất là với chương 2, dàn nhạc đã không dùng vĩ kéo, mà thay vào đó là kỹ thuật búng dây.


Dàn nhạc dây Sakura biểu diễn tại Học viện Âm nhạc Huế

Dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Tokuhisa Shuichi, dàn nhạc Sakura đã gửi đến khán giả những tác phẩm nổi tiếng được phối lại cho dàn nhạc dây với nhiều kỹ thuật đặc trưng, màu sắc và ấn tượng, như: Music from Titanic, Blue Tango, Pirates of the Caribbean, Amazing Grace…

Với ca khúc “Quảng Bình quê ta ơi” do ca sĩ Bạch Trà thể hiện với sự hỗ trợ của dàn nhạc Sakura, các nghệ sĩ Nhật Bản cũng “khoan khoan hò khoan” và đắm mình trong giai điệu trữ tình của đất Quảng Bình. Đặc biệt, khán giả ấn tượng với bản Concerto soạn cho Violon và dàn nhạc mang tiêu đề “Nam quốc sơn hà” của Phan Thanh Tiến. Tác phẩm dựa trên bài thơ bất hủ của Lý Thường Kiệt. 

Dàn nhạc dây Sakura đến từ thành phố Kita Kyushu ở miền Nam nước Nhật. Các thành viên đa số tốt nghiệp Đại học Toho -  một trong những cơ sở đào tạo tốt nhất về nhạc cổ điển ở Châu Âu tại Nhật Bản. Từ năm 2009, dàn nhạc Sakura đã nhiều lần sang Việt Nam biểu diễn, từng xuất hiện trong các chương trình đặc sắc mang màu sắc Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…

Minh Hiền
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ

Triển lãm Mỹ thuật trẻ 2024 vừa diễn ra tại Trường đại học Nghệ thuật thu hút được rất nhiều sự chú ý của các họa sĩ trẻ và người yêu nghệ thuật với nhiều tác phẩm mới lạ. Giữa những tác phẩm đầy màu sắc, “Không Không Kó Không” của Hoàng Thanh Khiêm là một tác phẩm sắp đặt khá nổi bật, và càng đáng chú ý hơn nữa khi tác giả là một chàng trai trẻ sinh năm 2009.

“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ
220 năm quốc hiệu Việt Nam

“220 năm quốc hiệu Việt Nam – những chặng đường lịch sử (1804-2024)” là chủ đề cuộc hội thảo khoa học do Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức, diễn ra sáng 23/4 tại TP. Huế.

220 năm quốc hiệu Việt Nam

TIN MỚI

Return to top