ClockThứ Tư, 18/01/2017 16:35

Dân Trung Quốc nổi giận với xìcăngđan giả thương hiệu nổi tiếng

Nhà chức trách Trung Quốc đang điều tra gần 50 cơ sở sản xuất thực phẩm giả các thương hiệu nổi tiếng như Maggi, Knorr, Nestle… hoạt động trong hơn 10 năm.

Trung Quốc phát hiện 500.000 trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm trong 9 thángNhà cung cấp Trung Quốc dùng hóa chất làm tươi nấmTrung Quốc: Bánh trung thu 10 năm không hỏng gây "bão" cộng đồng mạng

 

Dân Trung Quốc nổi giận với xìcăngđan giả thương hiệu nổi tiếng
Người Trung Quốc và người châu Á nói chung dùng nhiều gia vị, nước chấm trong nấu nướng - ảnh: AFP

Theo báo South China Morning Post của Hong Kong, cuộc điều tra quy mô lớn ở Trung Quốc được tiến hành sau khi báo Beijing News phát hiện và công bố đường dây hoạt động tinh vi của loạt cơ sở sản xuất gần thành phố Thiên Tân, phía bắc Trung Quốc.

Các cở sở này sử dụng nguyên liệu quá hạn và bị cấm dùng cho người, chẳng hạn như muối công nghiệp (có thể gây ung thư, phá hủy gan, thận), trong các sản phẩm nước chấm, gia vị, hạt nêm gắn tên thương hiệu Maggi, Knorr, Nestle… vốn được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn ở Trung Quốc và nhiều nước châu Á.

Để che giấu hoạt động sản xuất, các cơ sở lắp đặt camera theo dõi bên ngoài các ngôi nhà, người dân xung quanh được sử dụng như chốt cảnh giới có nhiệm vụ cảnh báo khi có bất cứ người lạ mặt nào xuất hiện. Cảnh sát địa phương phải thừa nhận rất khó khăn để phát hiện.

Mỗi năm các lò sản xuất ở thị trấn nhỏ Duliu, gần Thiên Tân cho ra thị trường số sản phẩm trị giá khoảng 100 triệu nhân dân tệ (gần 15 triệu USD). Các “ông chủ” ở đây thu bộn tiền từ hàng giả đến mức họ tậu xe siêu sang Porsche để đi, theo bài điều tra của báo Beijing News.

Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Trung Quốc (CFDA) thông báo đã gửi thanh tra đến Thiên Tân để điều tra những thông tin báo chí cung cấp. Tờ Beijing News cho biết “căn cứ” hàng giả ở đây đã phát triển trong hơn 10 năm mà không bị ai cản trở.

Phát hiện mới nhất về thực phẩm bẩn khiến không ít người Trung Quốc bị sốc và gây ra cơn bão mạng. “Chả phải CFDA đáng bị trừng phạt sao? Cả làng sản xuất hàng giả trong từng ấy năm. Chúng tôi có thể tin tưởng cái cơ quan này không?” - một người dùng mạng Weibo đặt câu hỏi.

“Có bao nhiêu người đã bị đầu độc bởi các sản phẩm giả đó? Nó ảnh hưởng đến quá nhiều người, đây không phải một trò chơi!” - một người khác lên tiếng đầy phẫn nộ.

Thông tin này khiến truyền thông các nước trong khu vực quan tâm bởi hàng hóa Trung Quốc xuất đi các nước với số lượng rất lớn. Chẳng hạn, tờ Straits Times của Singapore đã liên lạc với phía Trung Quốc để tìm hiểu thêm.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

TIN MỚI

Return to top