ClockThứ Năm, 02/11/2017 09:21

Dân tự quản = Nhanh, tốt & rẻ

TTH - Tôi vừa được tham gia chuyến công tác dài ngày với đoàn cán bộ Công đoàn Viên chức, gồm 12 người của gần chục cơ quan khác nhau trong tỉnh. Di chuyển bằng đường bộ, có những hôm xe chạy suốt ngày, cả đoàn chả biết làm gì ngoài... “trạo miệng”. Hết chuyện nọ đến chuyện kia, cũng nhờ thế mà đường bớt dài, người đỡ mệt. Và trong những câu chuyện như thế, chuyện bê tông hóa đường kiệt nơi một thành viên của đoàn đang sinh sống khiến tôi thấy hết sức thú vị với cách làm.

 Đó là đường kiệt dân cư đông đúc, lại thêm sinh viên đến thuê phòng trọ nhiều nên lưu lương đi lại lớn. Song đường thì rất tệ. Cũng vì đông nên việc vận động làm đường cũng phức tạp. Chín người mười ý, huống gì ở đây có đến mấy chục hộ. Lại thêm giữa chính quyền với người dân địa phương cũng chưa gặp nhau ở cách làm. Cuối cùng, với sự gợi ý của đảng viên đương chức, một cuộc họp giữa lãnh đạo phường với các hộ dân được tổ chức. Cuộc họp “quyết nghị” mức đóng góp của các hộ dân, mức bình quân thế nào, mức của hộ có phòng cho sinh viên thuê ra sao, mức hỗ trợ của phường... Điểm mấu chốt của câu chuyện là giao tất cả về cho dân tự quản, chính quyền chỉ cử người đứng ra giám sát về chất lượng, quy cách. Chính vì được tự quản, nên người dân hết sức hào hứng và trách nhiệm. Họ cử người đứng ra thu tiền, tự vận động nhau dịch hàng rào vào cho đường rộng và thẳng hơn, giám sát từng mẻ bê tông xem có đủ mác hay không, bê tông đổ có đủ độ dày, có rung giầm kỹ lưỡng hay không... Và rồi, chỉ trong một tuần, kể từ lúc triển khai, xóm đã có con đường tươm tất, sạch đẹp. Ai cũng hồ hởi phấn khởi, tình làng nghĩa xóm như càng được thắt chặt thêm lên. Chính quyền cũng chẳng phải mang tiếng bấc tiếng chì như vẫn thường nghe mỗi khi làm các công trình xây dựng cơ bản. Đường làm xong, nhanh, đẹp, tốt, lại còn rẻ nữa. Nói rẻ là bởi xong đường xóm vẫn còn dư đến mấy triệu. Mọi người thống nhất gửi tiết kiệm, sau này nếu có điểm nào xuống cấp, hư hỏng thì lấy đó mà duy tu, bảo dưỡng.

Chợt nghĩ đến câu chuyện nông thôn mới hiện nay. Trong một hội nghị mới đây, lãnh đạo một huyện đã phản ánh thực trạng giá trị 1km đường bê tông nông thôn (rộng 3m, dày 0,16m) nếu theo tính toán của ngành giao thông thì chỉ hơn 500 triệu, trong lúc đó, đưa vào cho đúng “quy trình, quy định” thì đội lên đến 1,3 tỷ. Đó cũng là một lực cản đáng kể cho các địa phương vươn đến cái đích xã nông thôn mới. Giá như nghiên cứu và mạnh dạn áp dụng “công thức” dân tự quản như câu chuyện bê tông hóa đường kiệt tôi vừa được nghe- và không chỉ áp dụng cho riêng mỗi việc làm đường-  không chừng cả người dân lẫn nhà nước sẽ tiết kiệm được khá nhiều nguồn lực, mà cái đích nông thôn mới cũng sẽ được rút ngắn đáng kể.

Diên Thống

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vai trò tổ tự quản trong phong trào bảo vệ biên giới

Mô hình Tổ tự quản đường biên, mốc giới do Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp xây dựng và nhân rộng đã phát huy hiệu quả, huy động đông đảo người dân tham gia bảo vệ, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội vùng biên giới...

Vai trò tổ tự quản trong phong trào bảo vệ biên giới
Trổ cửa ra đường kiệt: Phải tuân thủ quy định

Báo Thừa Thiên Huế nhận được đơn của các hộ dân kiệt 67 Võ Thị Sáu, phường Phú Hội, TP. Huế khiếu nại Thông báo số 11/TB-UBND ngày 4/4/2017 của UBND phường Phú Hội. Theo đó, thông báo này cho phép hộ gia đình ông Thủy trổ cửa ra đường kiệt mà không xét đến khía cạnh về tình làng nghĩa xóm của ông Thủy đối với người dân trong kiệt.

Trổ cửa ra đường kiệt Phải tuân thủ quy định
Xã hội hóa đường kiệt

TP. Huế hiện có khá nhiều đường kiệt hư hỏng xuống cấp. Tuy nhiên, việc đầu tư nâng cấp sửa chữa không thể chỉ trông chờ vào kinh phí Nhà nước mà cần sự đóng góp của Nhân dân.

Xã hội hóa đường kiệt
“Hiệp sĩ” cửa Đông Ba

Khi lượng người đổ về cửa Đông Ba nhiều, nguy cơ ách tắc giao thông cao cũng là lúc các “hiệp sĩ” không ai bảo ai cầm gậy, cầm còi bước ra đường làm “dải phân cách sống” và điều tiết giao thông. Hơn 20 năm nay, các thành viên Tổ tự quản cửa Đông Ba không chỉ hóa giải ùn tắc giao thông ở khu vực này mà còn làm được nhiều việc hơn thế.

“Hiệp sĩ” cửa Đông Ba
Return to top