ClockThứ Tư, 13/02/2019 14:04

Dân vận khéo ở Quảng Phú

TTH - Thành lập 10 tổ hòa giải ở cơ sở và xây dựng khu dân cư bảo vệ môi trường là hai mô hình “Dân vận khéo” ở xã Quảng Phú (Quảng Điền) được Ban Dân vận Huyện ủy, Tỉnh ủy đánh giá cao.

Ổn định cán bộ dân sốBờ sông Bồ sạt lở đe dọa hàng trăm hộ dân

Lấy tình làng, nghĩa xóm để hòa giải

Gần đây, tại thôn Hạ Lang có một xưởng mộc hoạt động ồn ào và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do bụi. Người dân sống gần xưởng mộc đã viết đơn kiến nghị lên UBND xã phản ánh. Sau khi nhận đơn, Đảng ủy, UBND xã đã chỉ đạo tổ hòa giải thôn Hạ Lang trực tiếp về tận xưởng mộc để tìm cách giải quyết.

Cán bộ xã và các thành viên trong tổ hòa giải thôn về cơ sở để giải quyết những vấn đề phát sinh

“Nguyên nhân dẫn đến việc người dân có ý kiến là do xưởng mộc hoạt động không theo một khung giờ nhất định, lại không che chắn cẩn thận nên dẫn đến bụi ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Sau khi nghe các thành viên trong tổ hòa giải phân tích, chủ xưởng mộc đã vui vẻ khắc phục. Giờ xưởng mộc hoạt động rất đúng giờ, lại có hệ thống bạt che xung quanh, nên không chỉ giảm tiếng ồn mà bụi cũng hạn chế đáng kể. Người dân sinh sống quanh khu vực xưởng mộc không còn ý kiến gì”, ông Ngô Huệ, Tổ trưởng tổ hòa giải thôn Hạ Lang cho biết.

Ngay sau khi phát hiện tại thôn Phú Lễ có cơ sở nuôi chim yến gây ồn ào, tổ hòa giải thôn đã về tận nơi để tìm hiểu và báo chính quyền địa phương. “Chúng tôi yêu cầu chủ cơ sở phải giảm cường độ âm thanh của loa dẫn dụ chim yến xuống mức theo quy định. Việc mở loa dẫn dụ chim yến vào ban đêm cũng được chủ cơ sở chấm dứt. Cột loa dẫn dụ chim yến cũng được nâng cao và hướng ra phía cánh đồng để giảm tiếng ồn. Đến nay, tiếng ồn ở cơ sở nuôi chim yến thôn Phú Lễ cơ bản đã giải quyết được”, ông Trần Thiên Dĩnh, Trưởng tổ hòa giải thôn Phú Lễ chia sẻ.

Trong cuộc sống thường ngày, vấn đề dễ phát sinh tranh chấp nhất là lĩnh vực đất đai. Tại thôn Xuân Tùy có hai gia đình sống cạnh nhau, nhưng thường xuyên xảy ra cãi vã, xung đột do liên quan đến vấn đề ranh giới đất giữa hai nhà. Nhiều lần chính quyền địa phương và tổ hòa giải thôn đến tuyên truyền, vận động, giải thích nhưng sự việc vẫn chưa giải quyết được. Ông Phạm Thanh Kiên, Tổ trưởng tổ hòa giải thôn Xuân Tùy khẳng định: “Tìm hiểu kỹ chúng tôi biết, nguyên nhân sâu xa chính là một trong hai hộ có nuôi heo nhưng chưa đảm bảo điều kiện về môi trường dẫn đến hộ bên cạnh bức xúc. Hiện tổ hòa giải thôn cùng với chính quyền địa phương vẫn kiên trì để vận động, giải quyết trên tinh thần tình làng, nghĩa xóm”.

Hành động thiết thực để bảo vệ   môi trường

Thôn Bác Vọng Tây được Đảng ủy, chính quyền xã Quảng Phú chọn làm điểm mô hình “Khu dân cư thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường”. Theo lý giải của ông Phạm Văn Lợi, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Phú: “Đây là thôn có hệ thống chính trị vững mạnh, người dân ý thức rất cao, nên chúng tôi chọn làm điểm để rút kinh nghiệm, từ đó nhân rộng cách làm ra các thôn còn lại của xã".

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình trong việc phân loại rác thải, xã hỗ trợ 2 giỏ rác cho mỗi hộ gia đình. Nhiệm vụ của các gia đình là tự phân loại rác để bỏ vào giỏ. Đến nay, 173 hộ gia đình ở thôn Bác Vọng Tây không chỉ thay đổi thói quen mà ý thức về vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường có sự chuyển biến đáng kể”.

Để thực hiện mô hình, phụ nữ trong các hộ gia đình đóng vai trò nòng cốt. Sau một ngày, rác sinh hoạt được các chị, các mẹ phân loại ra từng giỏ rồi đem ra điểm tập kết rác thải để tổ xử lý rác thải xã đem đi nơi khác xử lý. “Nhờ tuyên truyền theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” mà rác thải được kiểm soát. Để hạn chế việc sử dụng túi ni lông, địa phương khuyến cáo người dân nên mua giỏ xách, hộp đựng thực phẩm dùng để đi chợ. Hội Liên hiệp Phụ nữ triển khai mô hình “Nói không với túi ni lông”, “Nhà sạch - vườn đẹp”… Vì thế, việc phân loại rác thải tại nguồn được người dân quan tâm đúng mức. Từ nhà ra đường làng, ngõ xóm ngày càng sáng, xanh và sạch đẹp hơn. Bộ mặt nông thôn mới cũng vì thế ngày càng khởi sắc”, bà Nguyễn Thị Vân, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Bác Vọng Tây trò chuyện. 

Sự thành công qua hai mô hình được Đảng ủy, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể ở Quảng Phú đúc rút, đó là đội ngũ cán bộ cơ sở đóng vai trò hết sức quan trọng. Ở nơi nào đội ngũ này mạnh, hoạt động đều tay và có trách nhiệm, thì ở đó các mô hình, phong trào đều mang lại hiệu quả thiết thực.

Ông Nguyễn Khánh Toàn, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện Quảng Điền nhận xét: “Ngoài hai mô hình ở Quảng Phú, hiện toàn huyện Quảng Điền có nhiều mô hình “Dân vận khéo” khác mang lại hiệu quả thiết thực, sát với đời sống người dân. Từ thực tế cho thấy, muốn phong trào tốt thì phải có cán bộ tốt. Cán bộ làm công tác dân vận phải thực sự hiểu biết, thường xuyên bám cơ sở để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân. Có như vậy mới huy động được sức mạnh, nguồn lực trong dân”.

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi công xây nhà cho hộ nghèo ở Quảng Điền

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Quảng Điền phối hợp Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế và Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Quảng Phú tổ chức khởi công nhà tình thương cho bà Nguyễn Thị Mong ở thôn Phú Lễ, xã Quảng Phú.

Khởi công xây nhà cho hộ nghèo ở Quảng Điền
Nâng chất lượng công tác dân vận trên địa bàn

Ngày 1/12, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện và xã Lâm Đớt, huyện A Lưới tổ chức lễ kết nghĩa phối hợp thực hiện Đề án nâng cao chất lượng hiệu quả công tác dân vận, giai đoạn 2023- 2030 và những năm tiếp theo.

Nâng chất lượng công tác dân vận trên địa bàn
Triển khai Đề án nâng cao chất lượng công tác dân vận

Sáng ngày 27/10, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang (LLVT) Quân khu 4 giai đoạn 2023-2030 và những năm tiếp theo tại tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Triển khai Đề án nâng cao chất lượng công tác dân vận
KỶ NIỆM 93 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG (15/10/1930 - 15/10/2023)
Nói dân hiểu và hiểu dân nói

“Cán bộ làm công tác dân vận của Đảng (DVCĐ) phải nói dân hiểu và hiểu dân nói; phải trả lời được tất cả các câu hỏi thắc mắc của người dân”. Đây là yêu cầu, cũng như mục tiêu đặt ra đối với đội ngũ làm công tác DVCĐ các cấp trong toàn tỉnh.

Nói dân hiểu và hiểu dân nói
Return to top