ClockThứ Hai, 08/08/2016 09:03

Dân Việt đóng BHXH cao nhất khu vực: Bảo hiểm nói gì?

Mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) của người dân và doanh nghiệp (DN) Việt đang cao nhất khu vực ASEAN, trong khi cuộc sống người lao động còn khó khăn, DN chưa thoát khỏi nguy cơ phá sản. Vậy cơ quan bảo hiểm và cơ quan quản lý nói gì về điều này.

\

Có thể giảm mức thu BHXH từ doanh nghiệp, và tăng mức thu với người lao động. Ảnh: Như Ý

Thay đổi mức đóng vì người Việt sống lâu hơn

Theo Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), mức đóng BHXH (gồm BH hưu trí, BH y tế, BH thất nghiệp) tại Việt Nam đang cao nhất khu vực ASEAN, khi lên tới 32,5% mức lương tháng (DN đóng 22%, người lao động đóng 10,5%). Đó là chưa kể 3% phí công đoàn. Trong khi đó, cùng khu vực, Malaysia chỉ phải đóng BHXH chiếm 13% lương tháng, Philippines là 10%, Indonesia 8%, còn Thái Lan 5%....

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Trần Đình Liệu, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam cho rằng, hiện BHXH được tính trên nguyên tắc đóng - hưởng. “Dù mức đóng BHXH Việt Nam hiện cao, nhưng mức hưởng cũng cao, nên khó so sánh với các nước. Khi Việt Nam mức hưởng lương hưu là 75% của lương tính đóng BHXH, trong khi các nước khác tính lương hưu trên tỷ lệ đóng”, ông Liệu nói.

Theo ông Liệu, tuổi thọ trung bình người Việt đã tăng lên 73 tuổi, nhưng tuổi nghỉ hữu vẫn giữ mức 55 tuổi với nữ và 60 tuổi với nam, nên thời gian hưởng lương hưu cũng tăng, gây sức ép lên Quỹ BHXH. “Mức đóng cao trên nền lương thấp nên con số tuyệt đối vẫn là thấp, điều này gây bất cập nên phải thay đổi cách tính lương để làm cơ sở đóng BHXH”, ông Liệu nói.

Số liệu từ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho thấy, đến hết tháng 6/2016, việc thay đổi cách tính lương để đóng BHXH giúp mức thu tăng khá mạnh, đạt 115,89 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 18 nghìn tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước (tăng 18,4%).

Ông Lê Đình Quảng, Phó ban Quan hệ Lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cũng thừa nhận, mức đóng BHXH hiện nay tương đối cao, nên cả DN và người lao động (NLĐ) đều có nguyện vọng giảm. “Tới đây chúng tôi sẽ nghiên cứu trên góc độ lợi ích NLĐ, khi thu nhập của NLĐ còn thấp, cuộc sống trước mắt vẫn khó khăn, nên cả DN và NLĐ đều muốn đóng BHXH mức thấp. Ngoài ra, mức đóng cao sẽ ảnh hưởng tới việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH, nên phải cân nhắc lại”, ông Quảng nói.

Có thể giảm mức đóng

Thứ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân cho biết, thực tế mức đóng BHXH tại Việt Nam cao (32,5% mức lương), bộ cũng nhận được nhiều phản ánh của DN về mức đóng BHXH và phí công đoàn. “Từ năm 2016 chúng ta thay đổi cách tính lương để đóng BHXH, ngoài lương cơ bản còn thêm các khoản phụ cấp, làm chi phí DN tăng lên đáng kể. Tỷ lệ đóng BHXH đã cao lại trên nền lương cao hơn, nên quản thật cũng phải suy nghĩ lại mức đóng, để hỗ trợ DN. Chúng tôi đang tính toán lại”, ông Huân nói.

Theo ông Huân, bảo hiểm hưu trí khó giảm vì đây là khoản dài hạn, trên nguyên tắc đóng - lưởng. Nhưng những khoản bảo hiểm ngắn hạn như bảo hiểm tai nạn, thất nghiệp, thai sản có thể xem xét giảm mức đóng cho DN và NLĐ. “Những khoản ngắn hạn chỉ tính 3-5 năm, nên có thể cấn đối linh hoạt phụ thuộc vào quỹ, như quỹ kết dư lớn có thể giảm mức đóng và ngược lại”, ông Huân nói. Ông dẫn chứng bảo hiểm thất nghiệp, hiện kết dư lớn nên có thể giảm mức thu ngay.

Đại diện Bộ LĐ-TB&XH cũng thừa nhận các DN còn rất khó khăn, nên các khoản tính gộp vào lương để đóng BHXH cũng có sự cân đối cho hợp lý. “Nhiều DN vẫn chịu được mức đóng BHXH, nhưng phải theo dõi tới hết năm, sau đó mới xem lại lộ trình thay đổi cách tính đóng BHXH”, ông Huân nói, mục tiêu năm 2018 sẽ tính đóng BHXH trên cơ sở toàn bộ thu nhập của NLĐ, nhưng nếu DN chưa tốt hơn lộ trình sẽ phải lùi lại.

Xem xét tăng mức đóng của người lao động

Theo đại diện BHXH Việt Nam, hiện DN đóng BHXH cao gấp đôi NLĐ, và hoạch toán vào giá thành sản phẩm, khiến hàng hóa Việt Nam có gia thành bị đẩy cao hơn các nước. Trong khi đó, nhiều nước chia mức đóng BHXH 50/50 (DN đóng 1 nửa, NLĐ đóng 1 nửa), nên giá thành sản phẩm cũng cạnh tranh hơn. Vì vậy, để đảm bảo cạnh tranh quốc gia, thu hút đầu tư, thời gian tới có thể xem xét giảm mức đóng BHXH của DN và tăng mức đóng của NLĐ.

Theo Tiền phong

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngăn “làn sóng” rút bảo hiểm xã hội một lần

2 tháng đầu năm 2024 toàn tỉnh có gần 2.000 người làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần; riêng tháng 2/2024 có gần 900 người, tăng 10,7% so với tháng trước. Đây là thực trạng đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động (NLĐ) mà còn ảnh hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Ngăn “làn sóng” rút bảo hiểm xã hội một lần
Triển khai giải pháp nâng tỷ lệ người tham gia bảo hiểm

Sáng 18/1, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Tham dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; đại diện các sở, ban ngành và các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn.

Triển khai giải pháp nâng tỷ lệ người tham gia bảo hiểm
HẠN CHẾ RÚT BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN:
Linh hoạt các phương thức truyền thông

Ảnh hưởng của dịch COVID-19 và sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn nên khá nhiều người lao động (NLĐ) phải nghỉ việc và chưa có cơ hội trở lại làm việc sau 1 năm, nên số người đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần trong năm 2023 tăng đột biến. Xung quanh vấn đề này, Thừa Thiên Huế Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với Giám đốc BHXH tỉnh - ông Nguyễn Viết Dũng.

Linh hoạt các phương thức truyền thông
Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi):
Đề nghị bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm

Tham gia thảo luận, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Thị Sửu góp ý các nhóm vấn đề về quyền lợi của người lao động; quyền trách nhiệm tổ chức bảo vệ người lao động; trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên ngành.

Đề nghị bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm
Return to top