ClockThứ Hai, 29/06/2020 13:30
TRẠI NGHIÊN CỨU THÍ NGHIỆM NÔNG NGHIỆP TẠI PHƯỜNG TỨ HẠ (HƯƠNG TRÀ):

Đang phát huy tác dụng

TTH - Một số người dân của tổ dân phố 4, phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà phản ánh, trại nghiên cứu thí nghiệm của Trường đại học Nông Lâm Huế nhiều diện tích bỏ hoang, lãng phí, không phát huy tác dụng. Trong khi đó, người dân không có đất để sản xuất.

Khu nhà hành chính cấp 4 để làm văn phòng làm việc của Viện Nghiên cứu Trường ĐH Nông Lâm Huế

Những phản ánh

Bà Trương Thị Kim Liên, tổ dân phố 4 (Tứ Hạ, Hương Trà) cho biết, trước đây, gia đình bà có 3 sào đất ở khu vực trại trồng rau, đậu, sắn và các loại hoa màu, nuôi sống cả gia đình. Năm 1986, Nhà nước thu hồi của gia đình bà 2,5 sào nên không còn đất để trồng trọt.

Ông Hoàng Bắc, cùng tổ dân phố của bà Liên cho hay, gia đình ông cũng có 3,13 sào đất trồng màu ở vùng này, nhưng bị thu hồi hết để cấp cho Trường đại học Nông Lâm Huế làm trại thí nghiệm. Giờ gia đình ông chỉ sống dựa vào 3,10 sào ruộng.

Ông Bắc cho rằng, người nông dân như ông, không có đất để canh tác, sản xuất thì rất khó khăn. Ông cũng như nhiều gia đình khác mong muốn nếu Trường đại học Nông Lâm Huế không sử dụng hết đất thì giao lại cho dân sản xuất, tránh lãng phí…

Theo nhiều người dân ở khu vực, Trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp Trường đại học Nông Lâm Huế hình thành từ khoảng cuối năm 1986, với diện tích được giao gần 30ha. Tuy nhiên, do trường không quản lý và sử dụng hết nên bị người dân lấn chiếm. Dù vậy, diện tích của trại vẫn còn gần 20ha và đã được xây tường rào bảo vệ. Mặc dù vậy, nhiều diện tích đất bên trong vẫn bị bỏ hoang.

Phục vụ nghiên cứu, thí nghiệm

Trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp được Trung tâm nghiên cứu Trường đại học Nông Lâm Huế quản lý, sử dụng từ trước năm 1990 với mục đích làm nơi thực hành, thực tập cho sinh viên; đồng thời là nơi nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế của cán bộ, giáo viên nhà trường.

Ông Ngô Mậu Dũng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Trường đại học Nông Lâm Huế cho biết, hiện nay, Trung tâm có 7 cán bộ, nhân viên trực tiếp làm việc tại trại nhằm hỗ trợ các thầy, cô giáo, sinh viên triển khai các đề tài nghiên cứu về nông nghiệp; đồng thời canh tác, sản xuất tăng nguồn thu cho trường. Hiện, trại có 1 dãy nhà chức năng, 3 hồ nuôi cá, 1 nhà lưới, sân phơi, khu tập lái máy cày. Ngoài ra, trại trồng các loại cây như: keo, chanh, lúa, mè, măng tây, dưa hấu, ngô, sắn, các loại cây tiêu bản, cây ăn quả như: xoài, vải thiều, bưởi, cam, cao su và hoa các loại...

“Từ năm 2013 đến nay, trại đã đón gần 6.000 lượt sinh viên Khoa Nông học Trường đại học Nông Lâm Huế đến thực hành, thao tác nghề, thực tập tốt nghiệp. Ngoài ra, trại đón tiếp gần 40 giáo viên, sinh viên đến nghiên cứu khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế…”. Ông Dũng khẳng định.

Theo đề án cấu trúc của Trường đại học Nông Lâm Huế đã được Giám đốc Đại học Huế phê duyệt tại Quyết định số 379/QĐ-ĐHH ngày 27/2/2020, Trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp Tứ Hạ sẽ được giao cho Khoa Nông học để thành lập Trung tâm nghiên cứu và dịch vụ nông nghiệp. Trong đó sẽ sáp nhập thêm trại ở xã Phú Thuận (Phú Vang) và 1 phần của trại Hương Vân (Hương Trà); đồng thời bổ sung thêm 5 cán bộ, giảng viên vào trung tâm này.

Ông Trần Thanh Đức, Hiệu trưởng Trường đại học Nông Lâm Huế cho biết, trong những năm qua, Trường đã đầu tư nhà màng thủy canh, hàng rào bảo vệ, khoan giếng nước, hệ thống tưới…; đồng thời sửa chữa lại 2 dãy nhà hành chính cấp 4 để làm văn phòng Viện và là nơi thực hành, thực tập cho sinh viên…

Với 3 trại thực hành hiện có, trường chưa đủ nơi để cho 5.000 sinh viên hàng năm thực tập, nghiên cứu. Do đó, trường phải gửi sinh viên đi các nơi như: Khu công nghiệp cao Măng Đen (Kon Tum), Viện nghiên cứu bông Nha Hố (Ninh Thuận), Bà Nà (Đà Nẵng)... để đào tạo, rèn nghề.

“Những diện tích người dân phản ánh trại bỏ hoang là không đúng. Đây là diện tích vừa mới thu hoạch, chưa triển khai trồng vụ mới hoặc là khu đất dành cho sinh viên học lái máy cày vun, sới đất...

Từ các trại này, nhiều đề tài được sinh viên thí nghiệm, nghiên cứu như: Khảo nghiệm các loại dưa hấu có triển vọng trong vụ xuân 2020; So sánh một số giống măng tây; Liều lượng phân bón ảnh hưởng đến sinh trưởng năng suất của ngô; Khảo nghiệm về lúa, cà chua, cà rốt… Sau này, Trung tâm Nghiên cứu và Dịch vụ nông nghiệp trực thuộc Khoa Nông học được hình thành, các trại này sẽ phát huy tác dụng hơn nữa”. Ông Đức khẳng định.

Bài, ảnh: Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tập trung thanh tra đối với những ngành, lĩnh vực nhạy cảm

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chỉ đạo như vậy tại buổi nói chuyện với cán bộ, công chức ngành Thanh tra tỉnh về định hướng xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, diễn ra chiều 22/1.

Tập trung thanh tra đối với những ngành, lĩnh vực nhạy cảm
Ngành thanh tra
Cần nghiệp vụ tinh thông, đạo đức trong sáng, làm việc công tâm

Ngày 29/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến, tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 của ngành Thanh tra. Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong; tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương và đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương liên quan tham dự.

Cần nghiệp vụ tinh thông, đạo đức trong sáng, làm việc công tâm
Mở rộng diện tích lúa chất lượng

Phú Vang tập trung xác định và triển khai cơ cấu giống lúa phù hợp trên toàn huyện, là “khâu” quan trọng trong thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng mở rộng diện tích gieo cấy lúa chất lượng, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích - nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn huyện.

Mở rộng diện tích lúa chất lượng
Return to top