Đằng sau con số 5%
TTH - Dù không đạt được kỳ vọng là tăng lương 8%, nhưng với việc Quốc hội “quyết” tăng lương cơ sở từ 1.150 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng/tháng (tăng 5%) đối với cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 1/5/2016 vẫn có ý nghĩa cả về vật chất lẫn tinh thần đối với người lao động. Tuy nhiên, đằng sau con số 5% còn nhiều điều phải suy nghĩ.
Lương là nguồn thu nhập chủ yếu của cán bộ, công chức, viên chức. Theo lý thuyết, nguồn thu nhập này phải đáp ứng các nhu cầu sống cơ bản của mỗi người, đóng bảo hiểm tuổi già và nuôi con. Tuy nhiên, hiện nay, mức lương chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu nên đa phần người lao động gặp khó khăn. Vì vậy, việc tăng lương là điều cần thiết và Chính phủ cũng đã có lộ trình, nhưng thực tế, còn tùy thuộc vào nguồn thu ngân sách Nhà nước hằng năm.
Trong điều kiện nguồn thu ngân sách Nhà nước bị giảm do các tác động của giá dầu thế giới, việc Chính phủ nỗ lực thu xếp bố trí được nguồn ngân sách khoảng 11 nghìn tỷ đồng để điều chỉnh tăng lương là điều đáng ghi nhận. Mức tăng 5% không lớn, chưa thể cải thiện nhiều đời sống người lao động, nhưng chí ít cũng đủ bù mức trượt giá hiện nay (năm 2015 ước khoảng 5%). Nhưng dư âm của quyết định tăng lương không phải là con số 5% hay 8% mà cần có giải pháp căn cơ để có thể tăng lương cho người lao động mà không phải “giật gấu vá vai”. Đó là cần mạnh tay tinh giản biên chế, giảm số lượng biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng nâng cao hiệu quả công việc, khắc phục tình trạng công chức “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”. Bộ Chính trị cũng vừa có Nghị quyết 39 về việc tinh giản biên chế. Theo đó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, được sử dụng 50% số biên chế đã được tinh giản và giải quyết chế độ nghỉ hưu đúng tuổi hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế việc tinh giản biên chế không hề đơn giản. Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, đến năm 2013, sau 10 năm thực hiện tinh giản biên chế, số lượng biên chế không giảm mà còn tăng thêm 20%. Thực tế để cắt giảm một biên chế ở đơn vị là điều không đơn giản, vì liên quan rất nhiều vấn đề, chưa kể những mối quan hệ nhằng nhịp rất khó xử lý. Vì vậy, để giải quyết vấn đề trên, rất cần quyết tâm thực hiện của các bộ ngành, địa phương. Trong đó, sớm hoàn thành và thực hiện đề án vị trí việc làm là cơ sở quan trọng trong việc tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Bên cạnh đó, để có nguồn chi cho tăng lương, gắn liền với trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức phải nâng cao trình độ chuyên môn, thay đổi lề lối làm việc, phục vụ tốt người dân, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động. Suy cho cùng, nguồn chi lương cho bộ máy phụ thuộc vào nguồn thu ngân sách Nhà nước và nguồn thu này lại phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp phát triển, nguồn thu ngân sách sẽ tăng, là tiền đề cho việc tăng thu nhập cho cán bộ công chức.
Kiên quyết tinh giản bộ máy, đẩy mạnh cải cách hành chính vừa là vấn đề cốt lõi để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước vừa chính là giải pháp căn cơ để đảm bảo lộ trình tăng lương cho cán bộ, công chức. Và ngược lại, khi cán bộ, công chức có thể “sống được” bằng lương thì họ sẽ tận tâm với công việc.
HOÀNG GIANG
- Thông qua Hue-S, xử phạt hai đối tượng rải vàng mã trái phép xuống sông (16/05)
- Phối hợp thực hiện công tác tìm kiếm hài cốt liệt sĩ (16/05)
- Tuyên truyền pháp luật cho ngư dân khi khai thác trên biển (16/05)
- Tuyên dương 55 cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo lời Bác (16/05)
- Lưu động cấp căn cước công dân về tận xã, phường (16/05)
- “Mẹ đỡ đầu - Thắp sáng niềm tin, tiếp sức em đến trường” (16/05)
- Ứng phó với thời tiết dị thường (16/05)
- Trao đổi kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 (16/05)
-
Chính phủ sẽ báo cáo toàn diện về đổi mới sách giáo khoa tại Quốc hội
- Trao đổi kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19
- Nỗi lo “kép”
- Tổ chức trọng thể Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566
- Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt cộng đồng người Việt Nam ở Bờ Đông Hoa Kỳ
- Phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại CSIS: "Chân thành, lòng tin và trách nhiệm vì một thế giới tốt đẹp hơn"
- Phối hợp, cung cấp số định danh cá nhân trẻ em dưới 6 tuổi
- Mong muốn có chính sách bình ổn giá, thu mua lúa và nông sản
- Thông qua thể lệ hội thi trực tuyến tìm hiểu cải cách hành chính
- Thừa Thiên Huế dẫn đầu toàn quốc về PAPI năm 2021
-
Kê khai số định danh căn cước công dân khi nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
- Phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại CSIS: "Chân thành, lòng tin và trách nhiệm vì một thế giới tốt đẹp hơn"
- Hơn 270 suất quà tặng học sinh, sinh viên mồ côi nghèo hiếu học và người nghèo Phong Điền
- Rà soát hoạt động bộ máy cơ sở, nâng cao vai trò người đứng đầu
- Hương Thủy: Cử hành lễ chính thức Đại lễ Phật đản 2022
- Phát động Hành trình “Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác”
- Thừa Thiên Huế dẫn đầu toàn quốc về PAPI năm 2021
- Carlsberg Việt Nam mong muốn đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh
- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ thăm, chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh
- Nguy cơ tai nạn giao thông từ xe điện
-
Hơn 270 suất quà tặng học sinh, sinh viên mồ côi nghèo hiếu học và người nghèo Phong Điền
-
Từ trái tim đến trái tim
-
Thưởng lễ cho người lao động: Nhiều hoạt động thiết thực
-
CLB Golf Huế - Sài Gòn trao 123 suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
-
Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để giảm nghèo bền vững