ClockThứ Ba, 30/03/2021 09:48

Đánh bạc, đẩy cả gia đình vào tù tội

TTH - Không có công việc ổn định, lại dính vào bài bạc, nợ nần, một người phụ nữ sa chân vào lừa đảo, đồng thời đẩy cả chồng và con vào con đường phạm tội.

Hệ lụy từ đam mê bài bạc

Đ.T.P (trú tại thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc). Chồng của P. (có thời gian định cư ở Mỹ, đến tháng 9/2018 bị trục xuất về Việt Nam, sống lang thang). P. không có công việc ổn định lại “sa chân” vào đánh bạc bằng hình thức chơi game tài – xỉu trên mạng internet, bị nợ nần. Do đó, P. phải lang thang thuê trọ để trốn.

Nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của nhiều người dân sống tại huyện Phú Lộc, P. tung tin đang ở Mỹ cùng chồng. Vợ chồng P. đang cần tiền góp vốn để đóng một nửa phần tàu bắt tôm ở Mỹ, làm thủ tục cho con trai là Ph. (đang ở Phú Lộc), đi Mỹ…

Để mọi người tin tưởng, P. xúi giục chồng và con cùng thực hiện hành vi lừa đảo. P. tặng cho các bị hại quà đồ dùng của Mỹ như: bánh, kẹo sôcôla, dầu xanh, thuốc bổ khớp…, trả một ít tiền lãi, tiền gốc và nhiều lần điện thoại bằng messenger qua mạng internet, rồi đưa điện thoại cho chồng nói chuyện, để thể hiện là P. đang ở Mỹ cùng chồng.

Khi vay mượn tiền, P. nói các bị hại chuyển tiền vào tài khoản của Ph. (con trai P.), hoặc nhờ Ph. gặp các bị hại lấy tiền, rồi chuyển vào tài khoản cho P.  Tin tưởng lời nói của P. là thật, các bị hại đã nhiều lần đưa cho P. số tiền rất lớn, mà không hề biết bị P. chiếm đoạt phần lớn số tiền này dùng để đánh bạc và sử dụng vào mục đích cá nhân.

Chị L., là một trong những “con mồi” bị “sập bẫy” của P. Tháng 11/2017, nói dối là cần tiền làm hồ sơ đi định cư ở Mỹ cùng chồng, P. hỏi vay chị L. số tiền 300 triệu đồng. Để chắc chắn, chị L. yêu cầu chồng P. phải trực tiếp điện thoại về (lúc này chồng P. chưa bị trục xuất, vẫn ở Mỹ) mới cho mượn. P. nói dối với chồng là cần tiền để lo cho con ăn học. Ông C. gọi điện thoại nói với chị L: “O cho vợ tôi mượn tiền đi rồi tháng 5 vô mùa, anh gửi về trả”, nên chị L. đồng ý.

Để chị L. tin tưởng, tiếp tục cho vay mượn tiền, P. gửi cho chị L. một thùng quà đồ dùng của Mỹ; điện thoại bằng messenger trên mạng internet nói dối đang ở Mỹ và có chuyển trả cho chị L. hai tháng tiền lãi là 36 triệu đồng. Chị L. tưởng thật, tiếp tục nhiều lần chuyển tiền cho P.

Khi đã bị trục xuất về Việt Nam, C. (chồng P.) bị vợ xúi giục, nên cùng phạm tội. Lúc người cho vay mượn yêu cầu, C. đã ký giấy vay tiền. Đối với Ph. (con trai của vợ chồng P- C) dù nhiều lần khuyên can mẹ không nên lừa tiền của người khác, nhưng khi mẹ nhờ đến nhận tiền của các nạn nhân, Ph. cũng vẫn thực hiện.

Với thủ đoạn trên, trong khoảng thời gian từ tháng 11/ 2017 đến tháng 10/ 2019,  P. cùng chồng là C. và con là Ph. chiếm đoạt tiền của 7 nạn nhân, tổng số gần 18 tỷ đồng. Trong đó, có nạn nhân đưa cho P. vay mượn 6 tỷ đồng. (P. chỉ mới trả tiền mặt 1 tỷ, “cấn” nhà đất ở Phú Lộc trị giá 1 tỷ đồng, tổng cộng mới trả cho bị hại 2 tỷ đồng).

Điều đau xót nhất trong vụ án này, đó là một người phụ nữ, người vợ, người mẹ lại sa ngã, vi phạm pháp luật và còn xúi giục chồng, con cùng sa chân vào con đường phạm tội. Thời điểm phạm tội do mẹ sai khiến, Ph. còn là người dưới 18 tuổi. Cả vợ, chồng, con trong gia đình ấy đều bị bắt tạm giam. Đau xót nhất, cánh cửa tương lai của Ph. đã hẹp lại. Cuộc đời thanh niên ấy sẽ khó khăn, “chông gai” hơn rất nhiều, kể từ khi phải “đối mặt” và chịu sự trừng phạt của pháp luật.

Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lời nói dối yêu thương

Bà Tới đang cầm những tờ màu xanh lá trên tay đếm đi đếm lại đến hai lần rồi gói ghém cẩn thận vào bị áo, lấy ghim ghim lại. Số tiền này bà vừa mới đi vay của cô Minh tạp hóa gần nhà. Năm nay làm ăn khốn khó, mùa màng thất bát, vợ chồng bà lo lắng mấy tháng nay. Tiền đâu lo Tết, mua cho lũ nhỏ cháu ngoại bộ quần áo đẹp, rồi nạp học phí kỳ 2 cho thằng Bi…

Lời nói dối yêu thương
Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân

Ngày ba mất, mắt mẹ buồn như cơn mưa mùa đông. Mẹ nhìn An như cây nhìn mưa, rũ rượi bên hông cửa. An lặng lẽ xếp từng chùm hoa giấy bỏ vào bao nilon. Năm nay không có tết rồi vì nhà cậu không ai buồn gắn những bông giấy nhỏ xinh để đem lên phố bán cho kịp người ta đưa ông Táo. Khi còn sống, ba An nói: “Cố mà giữ lấy nghề của tổ tiên. Ta không giàu vì những bông giấy Thanh Tiên mà giàu vì hồn quê, vì vốn văn hóa của một thời cha ông để lại”.

Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân
Tết muộn

Tôi sinh ra và lớn lên ở một làng chài ven biển quanh năm đượm mùi tôm cá. Tết của những làng chài ven biển cũng không khác gì ở những nơi khác, có chăng chỉ là tuổi thơ của tôi gắn liền với những chuyến đi biển xa biền biệt của ba. Vì thời gian tết về thì ở chỗ chúng tôi cũng là lúc bắt đầu mùa cá. Khi ấy những người đàn ông sẽ dong thuyền ra khơi và có khi đi cả tháng trời mới về. Tết của chúng tôi khi ấy vừa là hòa vào không khí chung của ngày lễ cổ truyền, vừa là sự chờ đợi và cầu bình an cho những người chủ gia đình đang lênh đênh trên sóng.

Tết muộn
Cuối năm, thăm gia đình người hiến tạng

Vòng xe chúng tôi lăn bánh từ Nghệ An rồi trở lại Huế, chưa có chuyến đi nào đầy cảm xúc như chuyến đi này. Mỗi gia đình người hiến mô/tạng là một câu chuyện khác nhau, song tựu trung vẫn là cái nhìn vị nhân sinh, sự cho đi nặng trĩu tình người…

Cuối năm, thăm gia đình người hiến tạng

TIN MỚI

Return to top