ClockThứ Năm, 27/05/2021 07:00

Đánh bắt xa bờ: Chưa thực sự vươn xa

TTH - Hơn 400 chiếc tàu đánh bắt xa bờ (ĐBXB) công suất lớn từ 400 CV trở lên, trang bị đầy đủ hệ thống thông tin liên lạc được cho là khá hiện đại nhưng trang thiết bị, ngư cụ, công nghệ đánh bắt chưa đáp ứng nhu cầu so với ngư trường xa bờ hiện nay nên hiệu quả còn thấp.

Sản lượng đánh bắt thấp, cơ sở cấp đông thiếu hàngKhai thác tiềm năng biển, đầm phá bền vữngChặn dịch từ đường biểnGỡ nợ tàu “67” - Kỳ 1:Hiệu quả từ tàu “67”

Sản phẩm sau mỗi chuyến biển giá trị chưa cao

Chưa “chạm” ngư trường lớn

Thâm niên trong nghề ĐBXB, ngư dân Nguyễn Văn Hóa ở thị trấn Thuận An thừa nhận: Tàu công suất lớn nhưng ngư cụ, công nghệ khai thác còn lạc hậu, chưa thể “chạm” ngư trường lớn. Ngư lưới cụ của hầu hết các tàu hiện nay chủ yếu phù hợp với đánh bắt cá nục và các loại cá có giá trị kinh tế thấp như giã cào, lưới mành, vây rút chì… Việc thăm dò, phát hiện luồng cá có giá trị không thể ngày một ngày hai mà có khi mất cả tuần, mười ngày; trong khi đó hầu hết các chủ tàu, thuyền viên đều có tâm lý “ăn xổi”, miễn có cá mang về là được.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, ông Võ Giang đánh giá, trong khi tại nhiều tỉnh, thành như Bình Định, Khánh Hòa…, ngư dân đầu tư máy dò cá rất hiện đại, có giá trị đến 3 tỷ đồng, thì máy dò của ngư trên địa bàn tỉnh cao lắm chỉ vài trăm triệu đồng. Việc đầu tư quy mô chiều cao, độ dài của lưới một phần phụ thuộc vào công nghệ dò cá. Khi máy dò cá của ngư dân chưa hiện đại cũng “đồng nghĩa” với việc “không biết đường nào” để đầu tư quy mô lưới cho phù hợp. Điều này dẫn đến một thực tế khi máy dò lạc hậu thì lưới cụ cũng không đáp ứng yêu cầu.

 Hải sản tại cơ sở cấp đông Chính Thủy (Cảng Thuận An) chủ yếu cá nục, ngừ con

Một thời trên địa bàn tỉnh có đến 11 chiếc tàu chuyên câu cá ngừ đại dương có giá trị kinh tế cao. Từ nhiều năm nay, loại cá lớn này ở gần bờ rất khan hiếm, chủ yếu tập trung xa bờ, ngư trường lớn, đòi hỏi máy dò cá phải hiện đại mới có thể phát hiện để khai thác. Trong khi máy dò cá của các tàu này đã lạc hậu so với yêu cầu mới nên phải bỏ nghề câu cá ngừ đại dương từ nhiều năm nay.

Hầm bảo quản hải sản của nhiều tàu ĐBXB hiện nay cũng chưa đáp ứng yêu cầu. Khi các tàu hậu cần đến thu mua kịp thời thì chất lượng hải sản đảm bảo, tỷ lệ hao hụt thấp. Còn các tàu duy trì khai thác từ một tuần đến 10 ngày sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hải sản, giảm giá trị kinh tế.

Ông Trần Văn Châu, chủ cơ sở cấp đông hải sản Tám Thế ở Cảng cá Thuận An đánh giá, gần đây, chất lượng cá nục và một số loại hải sản của các tàu khá thấp do công nghệ bảo quản không đảm bảo. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến giá thu mua tại bến thấp, mỗi kg cá nục chỉ 14-15 ngàn đồng.

Cần thiết phải đầu tư máy dò cá hiện đại

Một chủ tàu có hơn 30 năm kinh nghiệm ĐBXB ở xã Vinh Thanh (Phú Vang), khẳng khái: Cứ đánh bắt theo kiểu “ăn xổi” thì không ăn thua. Trong khi đó, nếu chịu khó, kiên trì thăm dò luồng cá, chọn thời điểm phù hợp đánh bắt cá lớn như thu, chủa, ngừ, cam, cờ… sản lượng có thể không lớn nhưng giá trị kinh tế cao. Mỗi kg các loại cá trên có giá vài trăm ngàn đến 500 ngàn đồng trở lên, cao gấp nhiều lần cá nục. Đánh bắt cá lớn có chọn lọc còn góp phần bảo tồn nguồn lợi hải sản, đa dạng sinh học.

Ông Trần Văn Chiến, chủ tàu vỏ thép ở xã Phú Thuận (Phú Vang) cho rằng, việc đầu tư máy dò cá vài tỷ đồng nằm ngoài khả năng của nhiều ngư dân hiện nay. Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cho vay vốn ưu đãi để ngư dân có điều kiện tiếp cận, mua sắm các loại máy dò cá hiện đại và đầu tư nâng cấp ngư lưới cụ. Chính quyền địa phương, ban ngành chức năng cần thông tin, giới thiệu các loại máy dò cá, ngư cụ phù hợp để người dân tham khảo, mua sắm.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, ông Võ Giang thông tin, trong điều kiện nguồn lợi hải sản gần bờ ngày càng khan hiếm đòi hỏi ngư dân phải mạnh dạn đầu tư tương xứng cho nghề ĐBXB, nhất là ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Chỉ những ngư trường lớn này mới có cá lớn, hải sản có giá trị kinh tế cao và sản lượng dồi dào.

Thực tế ngư dân tại nhiều tỉnh, thành như Bình Định, Khánh Hòa… sử dụng các loại máy dò cá hiện đại, hiệu quả như Koden KDS-6000BB; máy dò chụp MAQ 360 độ; các loại máy dò cá bằng phương pháp siêu âm; máy dò ngang, còn gọi là máy Sonar hoặc máy dò quét…

Theo kinh nghiệm của ngư dân, ngoài sử dụng công nghệ hiện đại trong khai thác, các chủ tàu phải kiên trì bám ngư trường, thăm dò luồng cá, chờ thời điểm phù hợp để khai thác hiệu quả. Đánh bắt các loại cá nục, bạc má, hố và các loại cá có giá trị kinh tế thấp cũng cần thiết, song ngư dân cần tận dụng tiềm năng, quan tâm, kiên trì đánh bắt các loại cá có giá trị kinh tế cao như thu, chủa, cờ, cam… Câu cá ngừ đại dương không dễ, đòi hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm cao nhưng cũng cần phải học tập, hướng đến nghề này nhằm nâng cao hiệu quả ĐBXB trước yêu cầu mới.

Ông Võ Giang thông tin, ngành thủy sản sẽ có kế hoạch, phối hợp với các địa phương tăng cường tổ chức tuyên truyền, vận động ngư dân đổi mới tư duy, mạnh dạn đầu tư công nghệ, đa dạng lưới cụ, hầm bảo quản hải sản từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu. Chi cục Thủy sản tiếp tục thông tin, giới thiệu đến với ngư dân một số loại ngư cụ đánh bắt, máy dò cá phù hợp xu thế hiện nay; mời những chuyên gia, ngư dân có kinh nghiệm, trao đỏi, chia sẻ kỹ thuật đánh bắt các loại cá lớn, câu cá ngừ đại dương…

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhặt “lộc biển”

Từ sau tháng Giêng đến nay, sứa biển đã bắt đầu xuất hiện. Tùy theo con nước, sứa thường bị sóng đánh dạt vào bờ. Đây cũng là thời điểm nhiều người đi biển thử vận may với việc nhặt sứa.

Nhặt “lộc biển”
Vững bến neo

“Vững bến neo” là tâm nguyện, là sự mong ngóng của bao thế hệ ngư dân vươn khơi bám biển và chính quyền các cấp của Thừa Thiên Huế trong nỗ lực đáp ứng tốt nhất có thể các nhu cầu phát triển nghề cá của bà con ngư dân. Và dự án cảng cá Thuận An (phường Thuận An, TP. Huế) kết hợp khu neo đậu, tránh trú bão được xây dựng với kinh phí 220 tỷ đồng đã được triển khai và hoàn thành sau hơn ba năm xây dựng. Nằm trước cửa biển Thuận An, cảng cá Thuận An kết hợp với khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão trở thành một điểm kết nối, điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển.

Vững bến neo
Tôm, cá trở về

Đã mấy chục năm rồi, ngư dân vùng biển Ngũ Điền (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) mới được chứng kiến những đàn cá nục, cá trích, khuyết (ruốc)… bơi vào tận ven bờ. Vùng biển lộng đang hồi sinh!

Tôm, cá trở về
Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động

Đơn vị tư vấn giám sát đang thực hiện đo bình đồ luồng cảng và vùng nước trước cầu cảng Thuận An (TP. Huế) và hoàn thiện các thủ tục gửi Cục Hàng hải Việt Nam để đăng ký công bố mở cảng.

Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động
Return to top