Đánh bom liều chết ở Nigeria, ít nhất 120 người thiệt mạng
TTH.VN - Ít nhất 120 người đã thiệt mạng và 270 người bị thương trong hai vụ đánh bom liều chết và xả súng ngày 28/11, nhằm vào các thánh đường Hồi giáo ở Nigeria vào thời điểm các tín đồ hành lễ cầu nguyện cuối tuần.
Hiện trường vụ đánh bom nhà thờ ở Kano ngày 28/11. (Ảnh: THX/TTXVN)
Vụ đánh bom thứ nhất xảy ra sáng 28/11 tại một thánh đường ở thành phố Maiduguri, Đông Bắc Nigeria.
Theo cảnh sát địa phương, những kẻ đánh bom liều chết đã cho nổ tung thân mình, trong khi một số phần tử xả súng vào các tín đồ đang chạy ra khỏi thánh đường. Bốn tay súng sau đó đã bị người dân địa phương tiêu diệt.
Vụ đánh bom thứ hai xảy ra vài giờ sau đó tại thánh đường Grand ở thành phố Kano - thủ phủ của bang cùng tên, đồng thời là thành phố lớn nhất miền Bắc Nigeria và là nơi có đông người Hồi giáo sinh sống.
Thánh đường này nằm sát lâu đài của Emir Muhammad Sanusi II, một giáo sỹ cấp cao tuần trước đã kêu gọi người dân hợp lực chống phiến quân Boko Haram.
Liên hợp quốc và Mỹ cùng ngày đã lên án mạnh mẽ "vụ tấn công kinh hoàng" này, đồng thời cam kết "sẽ sát cánh cùng người dân Nigeria trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan bạo lực."
Washington cho rằng Boko Haram là thủ phạm trong hai vụ đánh bom nói trên, mặc dù nhóm này chưa tuyên bố thừa nhận thực hiện vụ tấn công. Trong khi đó, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh "không một lý lẽ nào có thể biện minh cho các vụ tấn công nhằm vào dân thường."
Kể từ khi nổi dậy năm 2009 đòi thành lập một nhà nước Hồi giáo ở miền Bắc Nigeria, Boko Haram đã trở thành mối đe dọa an ninh lớn nhất đối với quốc gia Tây Phi này.
Các cuộc tấn công bạo lực do nhóm này thực hiện đã cướp đi sinh mạng của hơn 10.000 người và khiến hàng trăm nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.
Theo Vietnam+
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ (02/07)
- Mỹ nhấn mạnh vai trò của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (02/07)
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch (02/07)
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực (02/07)
- Gạo - cứu cánh của châu Á (02/07)
- Lào thúc đẩy một đoạn trong tuyến đường sắt Lào-Việt Nam (02/07)
- Ấn Độ cấm nhiều loại nhựa dùng một lần để xử lý rác thải (02/07)
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch (01/07)
-
Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
-
World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu
- Du lịch Đông Nam Á đang phục hồi với nhiều thách thức