ClockThứ Sáu, 10/09/2021 15:26

Đánh giá diễn biến lũ và xác định hành lang thoát lũ hạ lưu các sông chính ở Thừa Thiên Huế

TTH.VN - Đó là nội dung của đề tài khoa học được Sở Khoa học và công nghệ (KHCN) tổ chức hội đồng tư vấn trực tuyến vào sáng 10/9 nhằm tuyển chọn tổ chức, đơn vị thực hiện.

Tuyển chọn lần 2 đề tài thuộc chương trình khoa học công nghệ cấp Bộ

Hạ lưu sông Truồi ở phía nam tỉnh Thừa Thiên Huế được đánh giá thoát lũ nhanh vào mùa mưa bão

Ba đơn vị tham gia dự tuyển thực hiện đề tài này là Trường đại học Khoa học, Đại học Huế; Liên đoàn Khảo sát khí tượng Thủy văn, Tổng cục Khí tượng Thủy văn; Phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực sông biển.

Mục tiêu của đề tài hướng đến là đánh giá diễn biến lũ, hiện trạng thoát lũ các sông chính và tác động đến môi trường kinh tế-xã hội của vùng hạ lưu; tính toán, xác định hành lang thoát lũ, chỉ giới thoát lũ trên lưu vực các sông chính; đề xuất giải pháp thoát lũ và cơ sở pháp lý để quản lý tuyến thoát lũ, quy hoạch phát triển bền vững kinh tế-xã hội, ứng phó phòng chống thiên tai vùng hạ lưu...

Sau khi nghe đại diện các đơn vị tham gia dự tuyển thuyết minh, hội đồng nhất trí tuyển chọn Trường đại học Khoa học, Đại học Huế chủ trì thực hiện đề tài trên với kinh phí dự kiến hơn 1,5 tỷ đồng trong thời gian 24 tháng.

Tin, ảnh: Minh Văn

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ

Chiều 18/1, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 và hội thảo "2 năm thực hiện chương trình hành động của UBND tỉnh về xây dựng Trung tâm KHCN, kết quả và giải pháp". Tham dự có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Phạm Thị Minh Huệ, UVTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn...

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ
Nhà khoa học Huế đam mê nghiên cứu dược chất thiên nhiên

Tại Lễ trao Giải thưởng “L’ORÉAL - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học” năm 2023, PGS.TS. Nguyễn Thị Ái Nhung gây ấn tượng với hình ảnh “rất Huế” khi thuyết trình với quan khách về đề tài nghiên cứu liên quan đến tiềm năng và ứng dụng những cây dược liệu đặc hữu ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong hỗ trợ điều trị bệnh phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chị là một trong 3 nhà khoa học nữ được L’ORÉAL - UNESCO vinh danh năm 2023.

Nhà khoa học Huế đam mê nghiên cứu dược chất thiên nhiên
Return to top