ClockThứ Năm, 27/12/2018 19:19

Đánh giá kết quả mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp

TTH.VN - Chiều 27/12, Sở Công thương tổ chức hội nghị tổng kết dự án xây dựng mô hình thí điểm liên kết giữa Doanh nghiệp - HTX/Hộ kinh doanh - Nông dân tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp.

Kết nối cung - cầu là khâu yếu nhất trong chuỗi liên kết nông sảnGắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Dự án gồm 2 mô hình thí điểm tiêu thụ sản phẩm lúa hữu cơ và lợn hữu cơ, kết hợp cung ứng vật tư nông nghiệp. Trong đó, mô hình tập trung tiêu thụ sản phẩm lúa hữu cơ và cung ứng vật tư nông nghiệp được xây dựng theo hình thức liên kết ba bên: Doanh nghiệp - HTX - Nông dân với chủ thể mô hình là Công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm, HTX Nông nghiệp Phú Lương 1 (Phú Vang) và khoảng 500 hộ nông dân là thành viên của HTX Nông nghiệp Phú Lương 1, thực hiện trên quy mô diện tích 500ha.

Các bên tham gia đánh giá cao hiệu quả tham gia mô hình 

Ngoài đào tạo và tập huấn kỹ thuật, doanh nghiệp và HTX đã cung ứng trực tiếp cho bà con xã viên của HTX 50 tấn giống các loại, 750 tấn vật tư đầu vào; đồng thời đã thu mua được 650 tấn lúa hữu cơ đạt giá trị trên 5,5 tỷ đồng với giá thu mua cao hơn giá thị trường từ 20-25%.

Dự án tiêu thụ sản phẩm thịt lợn hữu cơ và cung ứng vật tư nông nghiệp được xây dựng theo mô hình liên kết không tập trung giữa ba bên, với chủ thể là Công ty TNHH MTV nông nghiệp Organic Quế Lâm, hộ kinh doanh ở xã Thủy Phù (TX. Hương Thủy) và các hộ chăn nuôi của một số xã ở huyện Phú Vang, TX. Hương Thủy. Sản lượng doanh nghiệp thu mua trong năm 2018 đạt 450 con (95kg/con) lợn được nuôi theo phương pháp hữu cơ

Việc thực hiện mô hình liên kết ba bên tiêu thụ nông sản, cung ứng vật tư nông nghiệp đã đem lại chất lượng sản phẩm và giá thành cao hơn, nâng cao hiệu suất canh tác, giúp bao tiêu sản phẩm ổn định cho các hộ nông dân. Trên cơ sở kết quả đánh giá những mặt được, tồn tại, trong năm 2019, Sở Công thương tiếp tục mở rộng dự án, đồng thời mở rộng mô hình liên kết ra các sản phẩm nông sản khác ở các địa phương.

                                                                             Tin, ảnh: Hoài Thương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh
Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao

Trên cơ sở kinh tế nông nghiệp tuần hoàn (NNTH), nhiều nông dân các địa phương đã xây dựng mô hình, tổ hợp trang trại chăn nuôi khép kín an toàn sinh học (ATSH), mang lại thu nhập cao và góp phần bảo vệ môi trường.

Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao
Liên kết & nâng tầm thương hiệu

Câu chuyện về liên kết để nâng tầm thương hiệu sản phẩm làng nghề đã và đang được các doanh nghiệp (DN), làng nghề triển khai nhằm hiện thực hóa mục tiêu mở rộng cơ hội giao thương, góp phần bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống.

Liên kết  nâng tầm thương hiệu

TIN MỚI

Return to top