ClockThứ Hai, 14/09/2015 10:04

Đạo đức trong sản xuất kinh doanh

TTH - Vụ hàng chục hộ dân nuôi cá lồng trên sông Chà Và, xã Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã dùng xe ba bánh chở cá chết lên thành phố; đến gặp lãnh đạo tỉnh để phản đối tình trạng các nhà máy chế biến hải sản xả nước thải ra sông khiến cá chết, hồi đầu tháng đã cho thấy sự bức xúc quá lớn của người dân đối với vấn đề sản xuất kinh doanh thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp tại địa phương.

Đây không phải lần đầu người nuôi thủy sản trên sông Chà Và bị thiệt hại do nguồn nước bị ô nhiễm mà đã xảy ra ở nhiều năm trước. Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng từng bắt quả tang, xử lý một số trường hợp doanh nghiệp chế biến hải sản xả nước thải ra sông Chà Và, song tình hình vẫn chưa được cải thiện.

Thiệt hại của đợt cá chết lần này ước tính hàng chục tỷ đồng. Nhiều người nhẩm tính, mức thiệt hại này có thể cao hơn doanh thu một năm của một trong những cơ sở chế biến hải sản bên sông. Vấn đề cho thấy, giữa lợi nhuận và đạo đức trong sản xuất kinh doanh cần phải đặt ra. Không thể vì lợi ích của mình mà dẫm đạp lên lợi ích của người khác; cũng không thể làm giàu cho những chủ thể riêng lẻ mà bắt cộng đồng phải trả giá!
Điều đáng nói, tình trạng sản xuất kinh doanh thiếu bền vững này không chỉ xảy ra ở Bà Rịa-Vũng Tàu mà còn xảy ra ở nhiều địa phương khác, với nhiều biểu hiện, mức độ thiệt hại, gây bức xúc trong dân chúng. Đó là những trường hợp nổ mìn khai thác đá, làm nứt nhà, nguy hiểm trong khu dân cư; thi công công trình làm hư hỏng nhà cửa hai bên đường; xả tràn không đúng quy trình tạo ngập lụt, thiệt hại hoa màu tài sản dân cư vùng hạ du; hay như trường hợp nhà máy xi măng gây ô nhiễm khiến người dân bức xúc...
Sản xuất kinh doanh có đạo đức phải luôn đặt lợi ích của mình trong sự kết hợp hài hòa với lợi ích của cộng đồng, của đất nước. Đây vốn là nguồn cội, là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được phát huy; bởi một điều rất dễ hiểu là dân có giàu thì nước mới mạnh, khi đó, doanh nghiệp mới có môi trường thuận lợi để sản xuất kinh doanh.
Công bằng mà nói, trong quá trình phát triển, nhiều nhà máy được xây dựng cách đây khá lâu nên chưa lường hết tác hại gây ô nhiễm, trước tốc độ đô thị hóa, phát triển dân cư mạnh mẽ thời gian gần đây. Song, vẫn không ít những trường hợp chủ quan, vì lợi nhuận trước mắt mà đã bất chấp pháp luật, gây hại môi trường, ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng. Việc quy hoạch lại các nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh; cũng như mạnh tay với những trường hợp sản xuất kinh doanh thiếu đạo đức, gây hại đến sự phát triển chung là cần thiết, nhằm đảm bảo công bằng và sự phát triển chung của toàn xã hội.
Đặng Thành
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Cần tiên lượng thời hạn giải quyết dứt điểm kiến nghị của công dân

Ngày 17/4, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân; Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, Đại biểu Quốc hội tỉnh Phạm Như Hiệp có buổi tiếp công dân định kỳ tháng 4.

Cần tiên lượng thời hạn giải quyết dứt điểm kiến nghị của công dân

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top