ClockThứ Bảy, 03/10/2020 07:00

Đào tạo cán bộ gắn với các khâu đột phá

TTH - Xác định cán bộ là nhân tố quyết định mọi công việc, là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Huyện ủy A Lưới quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, gắn công tác cán bộ với các đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ mới 2020–2025.

Vị thế người dân tộc thiểu số ngày càng nâng caoXây dựng đội ngũ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mớiLuân chuyển để đào tạo cán bộ

Cán bộ UBND thị trấn A Lưới giải quyết các thủ tục cho người dân

Chuẩn hóa cán bộ

Sau gần 6 tháng học tập thêm tiếng đồng bào Pa Cô – Tà Ôi, chị Trần Thị Hằng, chuyên viên Văn phòng HĐND - UBND huyện A Lưới có thể giao tiếp khá tốt với người dân khi đi cơ sở.

Chị Hằng kể: “Tôi hay đi về các xã, biết tiếng của đồng bào rất thuận lợi bởi có nhiều người dân, nhất là người lớn tuổi vẫn thích nói tiếng của bà con hơn. Việc giao tiếp hiệu quả giúp tôi nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân để làm tốt công việc”.

A Lưới là huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc anh em cùng sinh sống, công tác cán bộ cũng có những đặc thù riêng và việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được Huyện ủy, UBND huyện và các đơn vị liên quan rất quan tâm.

Ông Thái Văn Nhân, Phó Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy A Lưới cho biết, hằng năm, Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện được giao nhiệm vụ chiêu sinh các lớp bồi dưỡng tiếng đồng bào dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức người đồng bằng đang làm việc trên địa bàn, trong đó có giáo viên, lực lượng công an… Dự kiến sắp tới, sẽ mở một lớp tiếng Lào cho cán bộ lãnh đạo cấp huyện.

Chú trọng công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, ngoài những trường hợp nằm trong nguồn quy hoạch được cử đi đào tạo, một số cán bộ cũng tự túc đi học các lớp cao học với trên 10 cán bộ đã tốt nghiệp cao học. Huyện cũng liên kết với các trường đại học mở lớp đào tạo. Trong đó, đã mở được 3 lớp đào tạo đại học về kinh tế, nông lâm, luật ngay tại huyện, trung bình mỗi lớp có khoảng 50 cán bộ tham gia học tập.

Công tác cán bộ được lãnh đạo huyện A Lưới quan tâm

Đội ngũ cán bộ chủ chốt từ cấp trưởng phòng trở lên đều đảm bảo chuẩn hóa cao cấp chính trị; cấp phó phòng, chủ chốt tại các xã, thị trấn đều đảm bảo tiêu chuẩn trung cấp lý luận chính trị. Hai năm qua, A Lưới được tỉnh cho phép mở liên tiếp 2 lớp trung cấp lý luận chính trị tập trung tại huyện, với khoảng hơn 150 cán bộ tham gia học tập.

Huyện cũng đã phối hợp mở lớp bồi dưỡng chuyên viên chính dành cho đội ngũ cán bộ từ cấp phó phòng trở lên và các cán bộ trong nguồn quy hoạch phó phòng, với gần 80 người; liên kết với Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh mở lớp chuyên viên cho các cán bộ cơ sở các xã, thị trấn và một số cán bộ là chuyên viên của các phòng ban cấp huyện chưa nằm trong diện quy hoạch.

Ngoài công tác đào tạo, bồi dưỡng, Huyện ủy A Lưới cũng quan tâm điều động, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Thời gian qua, huyện A Lưới đã điều động 3 cán bộ giữa các phòng, ban cấp huyện; điều động từ huyện về cơ sở 6 cán bộ, chủ yếu là phó các phòng, ban về các xã để giới thiệu bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy hay Chủ tịch UBND các xã. Ngoài ra, còn điều động 1 cán bộ từ xã lên huyện và điều động 8 cán bộ giữa các xã. Công tác đề bạt, bổ nhiệm và bố trí cán bộ thực hiện công khai, minh bạch; cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm đều nằm trong quy hoạch, đảm bảo tiêu chuẩn và sự tín nhiệm của tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị.

Gắn công tác cán bộ với các khâu đột phá

Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ huyện A Lưới đặt ra 4 đột phá chiến lược, gồm: đột phá về nông nghiệp; đột phá về phát triển du lịch; đột phá về nội lực người dân, nhất là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong giảm nghèo bền vững và đột phá về công tác cán bộ. Theo lãnh đạo Huyện ủy A Lưới, để xây dựng A Lưới mạnh hơn về kinh tế, đẹp hơn về văn hóa thì việc gắn đột phá về công tác cán bộ với các đột phá trên là rất cần thiết.

Theo bà Nguyễn Thị Sửu, Bí thư Huyện ủy A Lưới, mỗi thời kỳ, giai đoạn có những yêu cầu mới liên quan đến cán bộ. Vì vậy, Huyện ủy sẽ tập trung quy hoạch gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm đáp ứng những yêu cầu trong giai đoạn mới.

Nhiệm vụ quan trọng được huyện A Lưới đặt ra là đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới; tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững cho người dân. Để làm được điều đó, ngoài xây dựng các đề án liên quan, A Lưới sẽ chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng để cán bộ thực sự mang lại hiệu quả trong công việc, trong đó có cả việc đưa cán bộ đi thực tế, học tập những mô hình hiệu quả, từ đó áp dụng vào thực tiễn tại địa phương. Đồng thời, làm việc với chuyên gia từ các đơn vị, trường đại học, doanh nghiệp để cán bộ trao đổi, nắm bắt thêm kinh nghiệm về làm nông nghiệp, du lịch… “Cùng với việc nâng cao năng lực chuyên môn, chúng tôi sẽ có những giải pháp để nâng cao phẩm chất của cán bộ, đảng viên. Xây dựng hình ảnh người cán bộ gần dân, giải quyết những vấn đề của người dân, của địa phương kịp thời và hiệu quả”, bà Sửu nhấn mạnh.

Thời gian tới, A Lưới sẽ tiếp tục đưa cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số có đủ phẩm chất, tiêu chuẩn, điều kiện, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ về cơ sở; thực hiện công tác luân chuẩn, điều động và bố trí sau luân chuyển, điều động hợp lý.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đổi mới, đột phá trong huấn luyện

Với những chủ trương, giải pháp cụ thể và tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao của cán bộ, chiến sĩ, nhiệm vụ huấn luyện năm 2024 được lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh thực hiện thắng lợi với nhiều thành tích nổi bật.

Đổi mới, đột phá trong huấn luyện
Cán bộ cấp chiến lược là tầng lớp "tinh hoa" của đất nước

Tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng ngày 13/3/2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu chỉ đạo với chủ đề: "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".

Cán bộ cấp chiến lược là tầng lớp tinh hoa của đất nước
Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững

Ngày 15/3, UBND tỉnh phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), cùng các sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp... liên quan trên địa bàn tổ chức hội nghị "Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và giải quyết việc làm bền vững".

Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững

TIN MỚI

Return to top