ClockChủ Nhật, 22/03/2020 14:54

Đào tạo không chính quy gỡ khó cho trường Đại học Nghệ thuật

TTH - Sau giai đoạn gặp nhiều khó khăn, tín hiệu tích cực từ hình thức đào tạo không chính quy cùng những thay đổi trong giải pháp hoạt động đang mở ra hướng sáng, gỡ khó cho cán bộ đào tạo nghệ thuật.

Trường ĐH Nghệ thuật đón 47 tân sinh viên vào năm học mớiTìm tòi của những người trẻKhối các ngành nghệ thuật: Việc làm nhiều, thí sinh chưa tiếp cận được

Trường ĐH Nghệ thuật tư vấn tuyển sinh cho thí sinh

Tín hiệu tích cực

Khóa tuyển sinh 2019 – 2021 (tuyển sinh năm 2019) với hệ đào tạo không chính quy (liên thông cao đẳng lên đại học), Trường đại học (ĐH) Nghệ thuật, ĐH Huế tuyển được 450 thí sinh/470 chỉ tiêu. So với những năm trước thường dưới 200 thí sinh, đây là một trong những khóa tuyển sinh thành công nhất.

TS. Đỗ Xuân Phú, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Nghệ thuật chia sẻ, tín hiệu tích cực trên một phần nhờ thuận lợi từ Luật Giáo dục 2019, yêu cầu giáo viên đứng lớp từ tiểu học, trung học cơ sở phải có bằng ĐH. Bên cạnh đó, công tác thu hút người học có hiệu quả, nhất là trong phạm vi 15 tỉnh, thành từ Thanh Hóa đến tận Tây Ninh, dù bối cảnh cạnh tranh tuyển sinh khá gay gắt. “Tuyển sinh hệ ĐH chính quy những năm gần đây trở thành khó khăn chung cả nước. Kỳ tuyển sinh vừa qua, chỉ có 47 thí sinh trúng tuyển các ngành đào tạo của trường. Hình thức tuyển sinh không chính quy hiệu quả góp phần giúp giảng viên bù giờ dạy chính quy, kể cả các khoa không tuyển liên thông vẫn có thể huy động để dạy các học phần có liên quan. Ngoài ra, bổ sung vào nguồn phúc lợi của nhà trường, đáp ứng chế độ cho cán bộ, giảng viên và góp phần trả một phần lương cho cán bộ (theo hình thức Nhà nước 70%, nhà trường 30%)”, TS. Đỗ Xuân Phú nhấn mạnh. Còn theo PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Giám đốc ĐH Huế, đó là điểm khởi sắc đáng mừng và tạo thêm niềm tin cho những mùa tuyển sinh tới.

Việc thu hút các dự án qua mô hình Trung tâm thực hành Mỹ thuật được kỳ vọng sẽ giải quyết nhiều khó khăn (Ảnh minh họa)

Đại diện bộ phận tuyển sinh của nhà trường chia sẻ, hình thức đào tạo không chính quy vẫn còn những tiềm năng, nhất là hình thức đào tạo liên thông cao đẳng lên ĐH ngành thiết kế đồ họa. Qua khảo sát, nhu cầu các trường cao đẳng đào tạo ngành này thời gian qua khá nhiều, như: Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nha Trang – Khánh Hòa (nay là Trường ĐH Khánh Hòa, không đào tạo trình độ ĐH ngành liên quan), Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An và hiện nay có thêm 2 trường cũng đào tạo ngành nói trên là cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng và cao đẳng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Du (Hà Tĩnh), điều đó mở ra những cơ hội về nguồn tuyển đào tạo hệ không chính quy, bởi nhu cầu người học để nâng cao trình độ hiện nay khá lớn.

Giải quyết khó khăn bằng hướng mới

Những chiến lược trong đào tạo hình thức không chính quy mới chỉ giải quyết được một phần và khó đảm bảo chắc chắn lâu dài. Vì thế, tiếp tục tìm những giải pháp gỡ khó là điều bắt buộc với Trường ĐH Nghệ thuật.

Năm 2019, chuyện Trường ĐH Nghệ thuật thông báo chấm dứt hợp đồng với hàng chục giảng viên cho thấy, tình hình hết sức khó khăn trong đào tạo nghệ thuật khi chưa có một cơ chế đặc thù.

Đại diện lãnh đạo nhà trường chia sẻ, dự kiến trong năm 2020 hoặc đầu năm 2021, sẽ tái hoạt động Trung tâm thực hành Mỹ thuật. Mô hình này được thành lập từ năm 1988 (dưới tên Trung tâm thực hành Mỹ thuật Âm nhạc) nhưng đến năm học 2011 – 2012 phải tạm dừng do hình thức hoạt động mang tính “bao cấp”, khó hiệu quả.

TS. Đỗ Xuân Phú khẳng định, mô hình hoạt động mới sẽ khác hoàn toàn, nhà trường chỉ trả lương cho giám đốc trung tâm, các cán bộ khác tham gia theo hình thức tự nguyện. Trung tâm kết nối với các đơn vị, cá nhân, đối tác để thu hút các dự án, đơn đặt hàng để cán bộ, giảng viên cùng thực hiện. “Trong 2 - 3 năm đầu, nhà trường miễn kinh phí để trung tâm trang cấp cơ sở vật chất, nguồn lực hoạt động, sau đó sẽ nộp phúc lợi cho nhà trường. Sinh viên cũng có thể tham gia và đó như là một cơ hội học tập, thực tế. Hiện nhà trường đã có đề án, chuẩn bị phương án mặt bằng, phòng ốc và đang bàn phương án nhân sự”, TS. Đỗ Xuân Phú nói.

Theo ThS. Phan Quang Tân, cán bộ Trường ĐH Nghệ thuật, mô hình Trung tâm Thực hành mỹ thuật được nhiều cán bộ đề cập đến trong bối cảnh vừa qua rất khó khăn và nếu đi vào hoạt động, kỳ vọng có thể giải quyết khó khăn, mở ra một cơ hội để các cán bộ làm nghề và có thêm thu nhập.

Ngoài mô hình trên, theo đại diện nhà trường vẫn chú trọng đến các giải pháp quảng bá tuyển sinh, đồng thời mở thêm một số ngành mới hệ chính quy, nhất là ngành phục chế và bảo tồn di sản hay hoạt hình. Đây là những ngành thị trường lao động còn thiếu, nhu cầu cao, hứa hẹn hấp dẫn được người học.

Bài, ảnh: HỮU PHÚC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững

Ngày 15/3, UBND tỉnh phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), cùng các sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp... liên quan trên địa bàn tổ chức hội nghị "Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và giải quyết việc làm bền vững".

Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững
Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai

Sáng 14/3, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức hội thảo phổ biến hướng dẫn các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, Nghị định 80/2021/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn thi hành.

Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai

TIN MỚI

Return to top