ClockThứ Năm, 29/05/2014 11:01

Đào tạo nhân lực cho nghề đúc đồng

TTH - Toàn tỉnh hiện có 2 hợp tác xã và 54 cơ sở gắn bó với nghề đúc đồng truyền thống. Khóa đào tạo nghề đúc đồng do đề án khuyến công hỗ trợ đã góp phần khôi phục và phát triển nghề đúc trên cơ sở cải tiến mẫu mã, phục vụ thị trường.

Làng nghề cổ xưa

Truyền nghề cho lớp trẻ

Nghề đúc đồng truyền thống Huế hiện có 9 nghệ nhân và 296 thợ lành nghề, tập trung chủ yếu ở 2 phường: Phường Đúc và Thủy Xuân. Lâu nay, nghề đúc phát triển theo kiểu “cha truyền con nối”. Trước thực trạng đó, cơ sở đúc đồng Nguyễn Văn Thuận B ở khu vực 5, phường Thủy Xuân, TP Huế xây dựng đề án đào tạo nghề đúc đồng truyền thống cho 20 lao động trên địa bàn nhằm phát triển nghề và mở rộng quy mô. Qua quá trình khảo sát và thẩm định, Sở Công thương phê duyệt đề án với tổng mức hỗ trợ 40 triệu đồng trên tổng kinh phí đào tạo 100 triệu đồng.

Chúng tôi đến cơ sở đúc đồng Nguyễn Văn Thuận B khi nơi đây đang tất bật những công đoạn đúc để kịp hoàn thành các sản phẩm chuông và tượng kích cỡ lớn phục vụ khách hàng. Trên 40 năm gắn bó với nghề đúc, sản phẩm chính của cơ sở chủ yếu là chuông, tượng cỡ lớn và các loại đỉnh, lư, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ đồng phục vụ nhu cầu thờ cúng của người dân. Trong khuôn viên rộng hơn 600m2 ở vùng đồi Thủy Xuân, hàng chục bức tượng và chuông đồng lớn với kích thước từ 2- 3,5m đã và sắp hoàn thành, như chiếc chuông đồng nặng 1 tấn với giá 400 triệu đồng do một khách hàng ở Hàn Quốc đặt làm, bức tượng Thiên thủ Thiên giản do một vị sư ở chùa Pháp Vân ở TP Hồ Chí Minh đặt, tượng Ngài Bổn Sư có trọng lượng 1 tấn do Chùa Lộc Ninh đặt… Hiện, cơ sở có trên 10 lao động tham gia nghề với thu nhập từ 6 - 8 triệu đồng/người/tháng.
Tiếp sức cho nghề đúc đồng
Ông Nguyễn Văn Thuận B, chủ cơ sở đúc đồng ở phường Thủy Xuân nói: “Dù cơ sở rất muốn mở các lớp đào tạo để truyền nghề cho lớp trẻ trên địa bàn phường cũng như mở rộng quy mô sản xuất, song do kinh phí khá cao nên doanh nghịip chưa thực hiện được. Đợt này, nhờ sự hỗ trợ của nguồn vốn khuyến công, cơ sở đã thực hiện được giấc mơ bấy lâu đồng thời mang lại niềm vui cho hội nghề đúc đồng bởi đây là khóa đào tạo nghề đầu tiên được tổ chức trên địa bàn tỉnh. Sau khóa đào tạo, nếu các học viên nắm bắt các kỹ năng để sản xuất hàng và có nhu cầu làm việc tại cơ sở thì chúng tôi sẽ nhận vào làm việc với mức thu nhập ổn định.” Bên cạnh các hợp đồng đặt hàng của các chùa, DN các tỉnh, TP trong cả nước, như TP Hồ Chí Minh, Buôn Mê Thuột, Hà Nội, Ninh Bình… cơ sở còn sản xuất nhiều sản phẩm mới xuất khẩu sang Mỹ, Canada, Thái Lan, Hàn Quốc, doanh thu mỗi năm đạt trên 2 tỷ đồng. Nguồn hỗ trợ kịp thời của đề án khuyến công đã góp phần giúp cơ sở phát triển nghề, tạo ra nhiều mẫu mã mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách.
Ông Lê Tự Dũng, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: “Thời gian tới, cùng với hoạt động khôi phục và phát triển nghề đúc đồng, sở sẽ hỗ trợ các cơ sở trong đào tạo nghề và tham gia trưng bày, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ lớn trong và ngoài nước nhằm đưa sản phẩm đúc đồng đến rộng rãi với thị trường quốc tế” .
Lâu nay, người dân làng nghề đúc đồng chủ yếu dựa vào các kỹ năng tự phát và vốn nghề sẵn có để sản xuất sản phẩm. Khóa đào tạo nghề đúc đồng lần đầu tiên được tổ chức trên địa bàn tỉnh hy vọng sẽ mang đến những hiệu quả kinh tế cũng như giúp các cơ sở đúc đào tạo ra những người thợ giỏi, có kỹ năng sản xuất hàng hóa, cung ứng ra thị trường và hướng đến xuất khẩu, góp phần rất lớn trong việc khôi phục và phát triển nghề đúc truyền thống.
Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5

Nhằm đảm bảo cấp điện trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5 tới, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) chỉ đạo các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc thực triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, tin cậy phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, sản xuất kinh doanh, nhu cầu sinh hoạt, lễ hội của nhân dân trên địa bàn.

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30 4 và 1 5
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

TIN MỚI

Return to top