ClockThứ Hai, 14/08/2017 05:41

Đập Thảo Long cần nâng cấp

TTH - Qua hơn 10 năm sử dụng, nhiều hạng mục đập ngăn mặn giữ ngọt Thảo Long bị xuống cấp, hư hỏng cần khắc phục nhằm phát huy công năng.

Đập Thảo Long xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2006, với tổng kinh phí đầu tư trên 150 tỷ đồng. Đây là công trình lớn nhất Đông Nam Á, lần đầu tiên được xây dựng tại khu vực cửa sông, trên nền đất yếu với công nghệ hiện đại; gồm 1 âu thuyền, 15 cửa van, khẩu độ 3,5 m/cửa,  đảm bảo an toàn cho các hoạt động qua lại của tàu thuyền...

 Các cửa van cần được thay mới

Nhiều hạng mục xuống cấp

 Ông Đoàn Văn Hạo, Trạm trưởng Trạm Thủy nông Thảo Long thuộc Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Quản lý- Khai thác công trình thủy lợi (Công ty TNHH NN 1 TVQLKTCTTL) tỉnh chia sẻ, sau 11 năm sử dụng trong điều kiện môi trường phức tạp, giao thoa giữa nguồn nước mặn và ngọt, thường xuyên bị bào mòn nên nhiều hạng mục bị xuống cấp.

Hầu hết các cửa van đều bị rỉ rét, xuống cấp, các thiết bị cơ khí trên công trình đều bị thủng, ô xy hóa. Hệ thống điện lưới phục vụ vận hành cũng bị xuống cấp, không đảm bảo yêu cầu sử dụng.

Các hạng mục, thiết bị liên kết dưới nước, qua quá trình vận hành bị trôi, hoặc hư hỏng. Các thiết bị xi lanh thủy lực nằm phía môi trường nước mặn bị ô xy hóa, xuống cấp không thể xử lý triệt để.

Theo ông Hạo, kinh phí thay mới một cặp xi lanh thủy lực nhập khẩu từ Đức, có giá 1 tỷ đồng. Việc gia công, sửa chữa các cửa van chỉ có thể triển khai các phần trên mặt nước, còn các thiết bị dưới nước thì không thể do độ sâu. Phương án tối ưu chỉ có thể cẩu các cửa bị hư hỏng lên để thay mới bằng những chất liệu chống rỉ rét, đảm bảo chất lượng, độ bền vững cao hơn. Mỗi hạng mục này nếu thay mới có giá trị đến vài chục tỷ đồng.

Đối với phần thủy công, dầm đáy bằng bê tông tại một số cửa phục vụ NMGN cũng bị xói mòn, khi có sự chênh lệch nguồn nước giữa hạ lưu sẽ bị rò rỉ nước mặn và thất thoát nguồn nước ngọt. Hạng mục này cần sự đầu tư công nghệ cao mới có thể xử lý, khắc phục được. Trong khi điều kiện kinh phí hoàn toàn nằm ngoài khả năng của đơn vị quản lý, khai thác.

Nhiều hạng mục phục vụ quản lý công trình, như nhà trạm, các phòng chức năng, hệ thống điện, nước cũng bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng cần đầu tư sửa chữa, thay mới nhằm đảm bảo yêu cầu sử dụng...

Ông Đỗ Văn Đính, Giám đốc Công ty TNHHNN 1TV QLKTCTTL tỉnh cho rằng, một số hạng mục như cửa van, thủy lực, dầm... bị xuống cấp, ảnh hưởng đến công tác vận hành ngăn mặn giữ ngọt cho sông Hương. Một số cửa bị rỉ rét tạo những lỗ thủng nhỏ, dầm đáy xói mòn... khiến nước mặn rò rỉ vào sông Hương, nhưng cấp độ nhẹ chưa đến mức báo động.

Hằng năm, tỉnh cấp kinh phí khoảng 300 triệu đồng, công ty chỉ khắc phục tạm thời một số hạng mục hư hỏng nhẹ, ưu tiên những hạng mục quan trọng, trong tình thế khẩn cấp nhằm phục vụ công tác vận hành, ngăn mặn giữ ngọt cho sông Hương, phục vụ sản xuất.

Đập Thảo Long có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt

Nguy cơ nhiễm mặn sâu trên sông Hương

Về lâu dài, nếu không khắc phục, thay mới thì các hạng mục xi lanh thủy lực, cửa van, dầm đáy sẽ xuống cấp, hư hỏng nặng, ảnh hưởng đến nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Một số hệ thống điện xuống cấp cũng ảnh hưởng ít nhiều trong công tác vận hành công trình, nhất là vào mùa bão lũ...

Ông Đính thông tin, với những hạng mục nhỏ bị xuống cấp, hư hỏng nằm trong khả năng đầu tư sửa chữa, khắc phục của đơn vị quản lý. Các hạng mục, thiết bị lớn cần thay mới cần sự hỗ trợ kinh phí kịp thời của Nhà nước nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng, phát huy tác dụng của công trình. Theo quy định, sau 10 năm sử dụng, công trình đập Thảo Long phải có sự đầu tư lớn để sửa chữa, khắc phục các sự cố, hư hỏng.

Vừa qua, Công ty TNHHNN 1TV QLKTCTTL tỉnh (đơn vị chủ quản) đã báo cáo tóm tắt sơ bộ trình UBND tỉnh xin chủ trương, đề xuất tìm kiếm đối tác để trong vòng 5 năm đến có sự đầu tư lớn nhằm khắc phục, thay mới những hạng mục hư hỏng, xuống cấp, như hệ thống cửa van, xi lanh thủy lực. Sau khi tỉnh cho chủ trương thì công ty sẽ xây dựng đề án cụ thể việc thay mới, sửa chữa, khắc phục các hạng mục, dự kiến tổng kinh phí khoảng 70 tỷ đồng.

Công trình đập Thảo Long có tác dụng ngăn mặn giữ ngọt, chống hạn và nuôi trồng thủy sản, lưu trữ nguồn nước phục vụ tưới cho sản xuất nông nghiệp, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho các huyện: Quảng Điền, Phú Vang, TX Hương Trà, Hương Thủy và TP. Huế;  phục vụ quá trình điều tiết, xả lũ cho các công trình trên lưu vực sông Hương, như các hồ thủy điện  Hương Điền, Bình Điền, Tả Trạch...

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cấp các xã lên phường

Đầu tư hạ tầng giao thông, hệ thống điện chiếu sáng hay hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư ở các xã, phường mới sáp nhập vào TP. Huế từ tháng 7/2021 là những dự án (DA) đã và đang được UBND TP. Huế triển khai, với mục tiêu hoàn thiện hạ tầng và đáp ứng các tiêu chí để nâng cấp các xã lên phường.

Nâng cấp các xã lên phường
Nâng cấp thủy lợi phục vụ sản xuất

Nhiều công trình thủy lợi, kênh mương nội đồng trên địa bàn tỉnh hư hỏng, xuống cấp ảnh hưởng sản xuất. Ngoài nguồn vốn bảo trì của đơn vị quản lý, vận hành, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương lồng ghép kinh phí để đầu tư nâng cấp, sửa chữa các công trình, nhằm chủ động nguồn nước phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.

Nâng cấp thủy lợi phục vụ sản xuất
Nâng cấp hạ tầng nghề cá, thúc đẩy kinh tế biển

Hoàn thiện các công trình chỉnh trị cửa biển, xây dựng hạ tầng nghề cá trên địa bàn nhằm nâng cao năng lực ngành thủy sản, đảm bảo ổn định hệ thống giao thông thủy và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương.

Nâng cấp hạ tầng nghề cá, thúc đẩy kinh tế biển
Đường Tam Thai được nâng cấp, sửa chữa

Vui mừng. Đó là cảm xúc không chỉ của người dân phường An Tây (TP.Huế) khi tuyến đường Tam Thai xuống cấp nghiêm trọng nhiều năm nay vốn là nỗi ám ảnh của người qua đường, đang được đầu tư nâng cấp.

Đường Tam Thai được nâng cấp, sửa chữa
Return to top