ClockThứ Tư, 16/02/2022 20:46
Triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ:

Đáp ứng mong mỏi của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

TTH.VN - Chiều 16/2, Phó tướng Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Nghị quyết 11 của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH).

Tập trung giải pháp thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện A LướiChính phủ Cuba tin tưởng vào các biện pháp phục hồi kinh tếChỉ thị đôn đốc, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nhâm DầnTuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 gắn với phục hồi kinh tế - xã hộiChính phủ ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hộiCơ sở để kinh tế Việt Nam phục hồi, phát triển trong năm 2022

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế 

Nghị quyết nêu rõ đối tượng hỗ trợ của chương trình bao gồm: Người dân, người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các ngành, lĩnh vực tạo động lực phục hồi và phát triển cho nền kinh tế. Thời gian hỗ trợ chủ yếu thực hiện trong 2 năm 2022-2023; một số chính sách có thể kéo dài, bổ sung nguồn lực thực hiện tùy theo diễn biến dịch bệnh.

Trong Nghị quyết, Chính phủ đã đưa ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Đó là mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh; bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm; hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, trong đó triển khai miễn, giảm thuế, phí, lệ phí; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Sau khi nghe các ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, địa phương, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái khẳng định Nghị quyết 11 là chương trình quan trọng, thể hiện quyết tâm của Chính phủ về phục hồi KT- XH do tác động của đại dịch COVID-19. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục phối hợp đồng bộ, triển khai huy động và bố trí nguồn lực cho phù hợp, hài hòa.

“Trong quá trình tổ chức triển khai cần phải làm nhanh, cụ thể hóa đầy đủ, rõ ràng để thực hiện hiệu quả. Tinh thần là chương trình quan trọng này phải được triển khai nhanh, kịp thời, khả thi, hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật; cần đẩy mạnh tuyên truyền, tạo đồng thuận, đáp ứng mong mỏi của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, để nghị quyết đi vào cuộc sống” - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh.

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

TIN MỚI

Return to top