ClockThứ Tư, 29/06/2016 05:56

Đặt mục tiêu nâng hạng PCI

TTH - Liên tiếp trong 2 năm 2014 và 2015, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Thừa Thiên Huế sụt giảm 27 bậc, từ thứ hạng 2 xuống 29/63 tỉnh, thành trong bảng tổng sắp. Tỉnh đã đặt mục tiêu nâng hạng PCI ở nhóm tốt trong thời gian tới với nhiều giải pháp cụ thể.

Theo các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, cần đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng cho DN 

Hạn chế

PCI được cấu thành bởi 10 chỉ số thành phần, đánh giá 10 khía cạnh của hoạt động điều hành kinh tế địa phương. Việc cải thiện cần phải đồng bộ giữa các trục này và gắn liền với các hoạt động của hầu hết sở, ngành, cơ quan trên địa bàn. Theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư, thời gian qua, sự phối hợp của các địa phương cùng với tỉnh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp giảm chi phí gia nhập thị trường và phát triển sản xuất kinh doanh về cơ bản đáp ứng tốt. Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn, do bộ máy năng lực một số địa phương chưa theo kịp (nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng) nên vẫn bộc lộ một số hạn chế nhất định.

Theo đó, việc nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện, sở, ngành (DCI) sẽ trở thành động lực mới để các đơn vị chức năng này đổi mới, năng động, sáng tạo trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội.

Là thị xã trọng điểm kinh tế của tỉnh, Hương Trà xác định cải thiện môi trường kinh doanh tại địa phương sẽ góp phần quan trọng trong nâng cao vị trí xếp hạng PCI của tỉnh. Phó Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã Hương Trà Nguyễn Văn Công cho rằng, năng lực cạnh tranh cao hay thấp phụ thuộc vào bộ máy quản lý nhà nước từ tỉnh đến thị xã và các phường, xã nhưng nhận thức về lĩnh vực này chưa được đồng đều và rộng khắp. Cấp thị xã và xã, phường là nơi trực tiếp giải quyết các vấn đề có liên quan đến các chỉ số nâng hạng cạnh tranh nhưng chưa được tiếp cận và quán triệt một cách đầy đủ và thường xuyên, cũng như có các kế hoạch hành động cụ thể.

Cải cách hành chính đem lại thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp địa phương 

Lâu nay, nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh chủ yếu “đi” theo chiều dọc, từ trung ương đến tỉnh, huyện. Thế nhưng, thực tế, khi về tới cấp huyện, vì vấp phải những rào cản về thủ tục, cơ chế, khoảng cách đi lại... nên nhiều dự án ở cấp tỉnh triển khai rất nhanh, “xuống” đến huyện lại gặp phải nhiều vướng mắc. Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ: “Mô hình một cửa mặc dù đã triển khai ở các huyện, các sở nhưng không ít doanh nghiệp vẫn “kêu” vì “phí không chính thức nhưng phải chi chính thức” khi đến giao dịch tại các sở, ngành, địa phương”.

Lấy PCI làm “thước đo”

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phan Thiên Định cho rằng, hiện nay, chỉ số PCI có tác động rất lớn đến phát triển kinh tế- xã hội của mỗi địa phương. Việc nâng hạng chỉ số PCI cần sự vào cuộc quyết liệt và sự phối hợp toàn diện của cả hệ thống chính trị trong toàn tỉnh; cần có những cơ chế, chính sách và chương trình hành động đồng bộ, hiệu quả từ cấp tỉnh cho đến cấp huyện, thị xã.

Hiện nay, tỉnh đang thực hiện 4 bộ chỉ tiêu đánh giá cho các sở, ngành và địa phương, gồm: PAR INDEX (chỉ số cải cách hành chính); PAPI (chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh); ICT (chỉ số về công nghệ thông tin) và PCI. Trong đó, Sở Nội vụ chủ trì đánh giá chỉ số cải cách hành chính của các địa phương và sở, ngành; Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chỉ số đánh giá tương tự đối với PCI. Tuy nhiên, nếu mỗi cơ quan lại đưa ra 1 chỉ số để đánh giá, vô hình chung mỗi doanh nghiệp sẽ nhận được 4-5 lần khảo sát/năm. “Điều này là không hợp lý và đánh giá đó cũng không khách quan, gây phiền hà cho doanh nghiệp”, ông Định nói.

Trong 10 chỉ số thành phần của PCI 2015, chỉ có 4 chỉ số thành phần đã cải thiện được vị trí (chi phí gia nhập thị trường, tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh, đào tạo lao động và hỗ trợ doanh nghiệp); chỉ số cạnh tranh bình đẳng giữ nguyên vị trí và 5 chỉ số giảm bậc xếp hạng (gồm: chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước, tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, thiết chế pháp lý, tính minh bạch và chi phí không chính thức).

Trước thực tế đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có đề nghị gộp tất cả 4 bộ chỉ tiêu thành 1 và phân làm 2 đối tượng là người dân và doanh nghiệp để có sự đánh giá chính xác. Đồng thời, qua sự phân tích cụ thể của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với các chỉ số thành phần của tỉnh, sẽ biết được vấn đề còn vướng nằm ở đâu, ai là người quản lý, thuộc sở, ngành nào. Qua đó, từng đơn vị sẽ căn cứ vào chỉ tiêu để xây dựng kế hoạch thực hiện. Trên cơ sở này, tỉnh cũng sẽ đánh giá được việc thực hiện các chỉ số này ở mỗi sở, ngành, địa phương và các đơn vị cũng biết được vai trò của mình ở đâu trong kết quả PCI để nỗ lực hơn.

Tại hội nghị nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2016 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao đề nghị các sở, ngành cần nghiêm túc nhìn lại những hạn chế tồn tại từ bộ máy, cán bộ công chức đến cơ chế, chính sách, những quy định chưa thực sự phù hợp để thực sự tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cho cộng đồng doanh nghiệp. Để cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh PCI, về phía tỉnh, sẽ tập trung mạnh vào công tác cải cách hành chính ở cấp huyện và tuyến dưới, nghiên cứu xây dựng trung tâm hành chính cấp tỉnh và đẩy mạnh trung tâm một cửa cấp tỉnh; thay đổi cung cách phục vụ doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp; tập trung giải quyết những kiến nghị của doanh nghiệp, tiếp tục rà soát và nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh...

LIÊN MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trở lại quán quân trong bảng xếp hạng PAPI

Với điểm tổng hợp đạt 46,0414 điểm, Thừa Thiên Huế dẫn đầu toàn quốc Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023. Đây là lần thứ 2 Thừa Thiên Huế quán quân chỉ số này.

Trở lại quán quân trong bảng xếp hạng PAPI
Các hợp tác xã phục hồi sản xuất kinh doanh

Sáng 23/1, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tổ chức tổng kết công tác năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Tham dự hội nghị có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ.

Các hợp tác xã phục hồi sản xuất kinh doanh
Chuyển biến tích cực trong dịch vụ công trực tuyến

Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn tỉnh năm 2023 đạt 47,3%, tăng 22,3% so với năm 2022 và 28,3% so với năm 2021. DVCTT đang chuyển dần từ cán bộ hướng dẫn làm thay sang công dân tự làm.

Chuyển biến tích cực trong dịch vụ công trực tuyến
Nâng chất lượng, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Cùng với những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, năm 2023 công tác triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử của TP. Huế cũng đạt được nhiều kết quả khả quan, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp (DN) thực hiện các TTHC nhanh chóng và hiệu quả.

Nâng chất lượng, đơn giản hóa thủ tục hành chính
Return to top