ClockThứ Sáu, 23/02/2018 05:21

Dấu ấn

TTH - Năm 2017, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra, vinh dự được nhận Cờ thi đua của Trung ương Hội LHPN Việt Nam.

Biểu dương 93 cán bộ nữ công và chi hội trưởng phụ nữ tiêu biểuThoát nghèo từ vốn vay qua kênh phụ nữVị thế của phụ nữ ngày càng khẳng địnhHỗ trợ phụ nữ giải quyết một số vấn đề xã hộiTôn vinh hình ảnh đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Tổ liên sản xuất bánh tráng, bánh ướt Lựu Bảo giúp hội viên phụ nữ nâng cao thu nhập

Để thực hiện nhiệm vụ vận động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, Hội LHPN tỉnh đã hỗ trợ kinh phí thành lập 8 tổ liên kết sản xuất sạch gắn với bảo vệ môi trường như: tổ liên kết sản xuất bánh tráng, bánh ướt Lựu Bảo ở xã Hương Hồ, thị xã Hương Trà; mô hình trồng nấm rơm an toàn ở xã Phú Lương, huyện Phú Vang; mô hình nuôi gà sạch tại thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc... Mỗi mô hình được Tỉnh hội hỗ trợ 30 triệu đồng cùng với yêu cầu cam kết sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm sạch, an toàn, thân thiện với môi trường, chịu sự giám sát của các đơn vị liên quan cũng như tự thống nhất xây dựng quy chế hoạt động để mang lại hiệu quả lâu dài. Đồng thời, được tạo điều kiện tiếp cận thêm nguồn vốn vay để đầu tư sản xuất. 

Sau khi xây dựng các mô hình, hội tăng cường kiểm tra, giám sát nghiêm túc nên hầu hết các tổ liên kết đều duy trì và phát triển tốt các sản phẩm được đầu tư. Tiêu biểu có tổ liên kết sản xuất bánh tráng, bánh ướt Lựu Bảo, các thành viên đã mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất thủ công sang máy móc hiện đại nên hiệu quả đem lại cao hơn. Từ chỗ 10 thành viên nay tăng lên thành 16 thành viên, mỗi thành viên có mức thu nhập từ 4 đến 5 triệu đồng/tháng. Chị Nguyễn Thị Thủy - thành viên của tổ liên kết phấn khởi: “Dịp Tết Mậu Tuất, tôi thu được hơn 7 triệu đồng từ tiền bán bánh nên gia đình đón cái tết sung túc hơn”. Các đơn vị cơ sở hội cũng dựa trên những thế mạnh để thành lập thêm nhiều tổ liên kết mới. Hiện trên địa bàn tỉnh đã thành lập mới 15 tổ liên kết sản xuất kinh doanh an toàn thân thiện với môi trường, đạt chỉ tiêu đề ra.

Với phong trào “Làm theo Bác, thực hành tiết kiệm giúp nhau giảm nghèo bền vững”, các cấp hội đã đề ra từng chỉ tiêu thi đua cụ thể về hoạt động tiết kiệm, tổ chức tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức. Qua phong trào này xuất hiện nhiều loại hình tiết kiệm sáng tạo, phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tượng phụ nữ. Chị Nguyễn Thị Thêm, hội viên phụ nữ thôn Tân Mỹ, xã Quảng Ngạn (huyện Quảng Điền) kể, hơn một năm nay, trước khi đi chợ chị luôn để lại vài nghìn tiền lẻ vào hộp tiết kiệm được đặt sẵn đầu giường. Số tiền tiết kiệm cuối tháng được nộp vào quỹ tiết kiệm do tổ phụ nữ phát động. “Lúc mới thực hiện còn quên, nhưng giờ thì ngày nào cũng nhớ. Những ngày không đi chợ, tôi cũng dành vài nghìn tiền lẻ để bỏ vào hộp. Tôi thấy đây làm cách làm hay nên vận động thêm người thân cùng tham gia thực hành tiết kiệm” - chị Thêm tâm sự. Trong năm 2017, toàn tỉnh có 134.573 hội viên phụ nữ tham gia các loại hình tiết kiệm với số dư tiết kiệm trên 19 tỷ đồng.

Hoạt động giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ được triển khai sâu rộng. Các cấp hội đã phân công giúp phụ nữ nghèo bằng nhiều hình thức như hỗ trợ vốn vay, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, tập huấn nâng cao kiến thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật giúp nhau ngày công, con giống. Nhờ đó, năm 2017, toàn tỉnh đã giúp được 152 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo bền vững, đạt 100% kế hoạch đề ra. Là một trong những gương điển hình vươn lên thoát nghèo từ sự hỗ trợ của Hội LHPN xã, chị Lê Thị Bản (phường Thuỷ Phương, thị xã Hương Thủy) tâm sự: “Trước đây, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo. Được Hội LHPN xã tín chấp cho vay 10 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để chăn nuôi gà, từ đó tôi có thêm nguồn thu ổn định từ 300 con gà, hai vợ chồng tôi có điều kiện lo cho con cái học hành và vươn lên thoát nghèo”.

Nhằm góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội triển khai thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; tổ chức cho hội viên, phụ nữ học tập nắm chắc 8 tiêu chí của cuộc vận động và ký cam kết thực hiện. Đồng thời, bám sát các tiêu chí và sự chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền để hướng dẫn cụ thể cho hội viên, phụ nữ chủ động tham gia thực hiện những tiêu chí phù hợp với điều kiện địa bàn dân cư và từng hộ gia đình. Nhiều cơ sở hội đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo tổ chức, hướng dẫn, xây dựng các mô hình phù hợp thiết thực, huy động được sự tham gia tích cực, hiệu quả của cán bộ, hội viên phụ nữ như các mô hình: “Thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại gia đình”, “Tuyến đường phụ nữ tự quản”, các mô hình phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ, trẻ em…

Bà Lê Thị Hồng Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh cho biết: “Năm nay, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục đổi mới phong trào thi đua, cụ thể hoá các chỉ tiêu theo hướng rõ số lượng, rõ cách thức triển khai; kết quả thi đua phải gắn với địa chỉ cụ thể. Tập trung thực hiện các chỉ tiêu mới và khó như kinh tế tập thể, tổ hợp tác hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp. Mặt khác, chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, qua đó tạo không khí thi đua sôi nổi, cổ vũ các tập thể, cá nhân phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ công tác hội, nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền

Chiều 8/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị để nghe Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025 và thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền
Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Hạ tầng đồng bộ cho thành phố trực thuộc Trung ương

Thời gian qua, toàn tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án (DA) hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông nhằm quy hoạch tốt không gian đô thị và đầu tư kết cấu hạ tầng đạt chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Hạ tầng đồng bộ cho thành phố trực thuộc Trung ương
“Dấu ấn” và đóng góp trong sự phát triển vững chắc của địa phương

Cán bộ, đảng viên, người dân Phú Vang luôn nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; nhiệm vụ quân sự quốc phòng, từ đó chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương phát triển vững chắc. Để đạt được kết quả đó, có “dấu ấn” và đóng góp không nhỏ của Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện.

“Dấu ấn” và đóng góp trong sự phát triển vững chắc của địa phương
Tạo dấu ấn sâu sắc về con người và văn hóa Huế

Nhiều năm qua, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị (CTCHN) đã phát huy vai trò tiên phong của công tác đối ngoại Nhân dân (ĐNND) trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển địa phương, nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Thừa Thiên Huế.

Tạo dấu ấn sâu sắc về con người và văn hóa Huế
Return to top