ClockThứ Tư, 18/05/2016 09:39

Dấu ấn kiểm lâm

TTH - Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, ngành kiểm lâm Thừa Thiên Huế đã có sự chuyển mình đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội chung của tỉnh.

Vượt khó

Những cánh rừng xanh thẳm từ vùng đồi đến miền núi cao hôm nay, một thời in hằn dấu chân của những người lính mang lâm hàm xanh. Dải đất “nắng lửa mưa dầu” Bình Trị Thiên ngày ấy (40 năm trước) và cả bây giờ vốn khắc nghiệt như muốn thử thách ý chí của những người lính kiểm lâm. Từ những vụ cháy rừng ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hay dịch bệnh gây hại đến nạn phá rừng… họ đều có mặt, xung trận.

Tuần tra rừng, gỡ bẫy thú

Nguồn lực cho công tác quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) một thời rất thiếu thốn, nếu không có ý chí quyết tâm cao và tâm huyết với nghề, khó có thể trụ vững. Lực lượng kiểm lâm hồi trước chỉ có dưới 100 người, vài người có trình độ đại học, 15% có trình độ trung cấp, phần còn lại hơn 70% cán bộ chưa qua bất cứ trường lớp nào. Trong khi đó, nhiệm vụ phải bảo vệ một diện tích rừng gần 300 ngàn ha, đảm đương thêm các nhiệm vụ khác về phát triển rừng, giao đất giao rừng, định canh định cư, quản lý nương rẫy, phòng chống cháy rừng, phòng chống sâu bệnh hại rừng…

Vượt qua khó khăn, lực lượng kiểm lâm từng bước được kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Nhiệm vụ đào tạo, tự đào tạo được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh việc tiếp nhận các kỹ sư mới ra trường, ngành kiểm lâm quy hoạch và cử đi đào tạo nhiều lượt cán bộ dưới nhiều hình thức khác nhau, cả chính quy và không chính quy, trung cấp, đại học và trên đại học tại các học viện, trường đại học ở nước ngoài.

Triển lãm Sao la tại Festival Huế 2016

Ông Nguyễn Đại Anh Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh khẳng định, đến nay nguồn nhân lực của ngành kiểm lâm Thừa Thiên Huế được đánh giá có chất lượng, đủ sức hoạt động không chỉ trong lĩnh vực QLBVR, mà còn vươn ra các lĩnh vực khác, như quản lý môi trường, quản lý đa dạng sinh học… Nhiều cán bộ được các tổ chức phi chính phủ đánh giá cao, mời làm tư vấn kỹ thuật cho các dự án trong và ngoài tỉnh. Một số cán bộ được mời tham gia các hội thảo khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước.

Nhiều năm qua, ngành kiểm lâm Thừa Thiên Huế được Chính phủ tặng Cờ Thi đua (năm 2002); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng Cờ Thi đua các năm: 2001, 2004, 2006 về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua, thực hiện nhiệm vụ. Năm 2000, Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Tập thể Anh Hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới. Nhiều cán bộ công chức của ngành được nhận bằng khen của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nhiều bằng khen, giấy khen của UBND tỉnh, các ban ngành chức năng…

“Quả ngọt”…

Sự hỗ trợ của các Chương trình, dự án như PAM, Chương trình 327, 661, JBIC, JICA, WB3 thời gian qua góp phần tăng diện tích rừng trồng, khởi nguồn cho sự phát triển lâm nghiệp của địa phương. Trồng rừng kinh tế trở thành một nghề mới, tạo nhiều công ăn việc làm, có thu nhập ổn định từ nghề rừng, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn miền núi, vùng gò đồi. Nếu như những năm sau giải phóng, tỷ lệ độ che phủ rừng hàng năm bị giảm, như năm 1999 chỉ có 42,8% thì nay đạt 56,63%. Thừa Thiên Huế là một trong số ít các địa phương có độ che phủ rừng cao và ổn định trong cả nước.

Phát hiện, bắt giữ vụ vận chuyển gỗ trái phép

Cán bộ kiểm lâm phát hiện loài gà lôi lam mào trắng tại khu vực rừng xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền vào năm 1996 đã gây tiếng vang lớn tại các hội thảo quốc tế về các loài chim trĩ đặc hữu trên thế giới. Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền và Khu bảo tồn Sao la tại A Lưới là kết quả đáng được ghi nhận. Ngành kiểm lâm duy trì hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu các loài động vật hoang dã quý hiếm như sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, các loài linh trưởng, cũng như tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý, bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên. Việc tiếp cận và áp dụng phương thức bảo tồn cảnh quan, bảo tồn thiên nhiên có hiệu quả, từng bước cải thiện sinh kế địa phương, góp phần làm tăng khả năng tham gia của các nhóm cộng đồng trong hoạt động quản lý, bảo vệ tài nguyên.

Lực lượng kiểm lâm đặt mục tiêu bảo vệ chặt chẽ, an toàn các diện tích rừng tự nhiên, chú trọng đến các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu, rừng tự nhiên trọng điểm có giá trị đa dạng sinh học cao. Ngoài việc thường xuyên truy quét, củng cố mạng lưới tuần tra, kiểm soát lâm sản, thực thi pháp luật một cách nghiêm minh, lực lượng kiểm lâm còn phối hợp chặt chẽ với các địa phương nắm rõ các đối tượng, vận động, thuyết phục đi đôi với các hoạt động hỗ trợ thông qua các dự án tài trợ, cải thiện sinh kế cho các hộ nghèo, hạn chế nạn vào rừng chặt cây, săn bẫy, đào vàng… Số vụ vi phạm ngày càng giảm dần, nếu như năm 2000 có 1.537 vụ vi phạm thì đến năm 2008 giảm còn 1.214 vụ và năm 2015 chỉ còn 640 vụ. Mạng lưới QLBVR được tổ chức rộng khắp cả tỉnh, có thể quản lý tốt nạn cháy rừng, các vụ cháy rừng đều được dập tắt kịp thời, không để cháy trên diện rộng.

Công tác giao rừng cho cộng đồng quản lý được đẩy mạnh. Toàn tỉnh có hơn 31.626 ha rừng tự nhiên đã giao cho 157 hộ gia đình, 88 nhóm cộng đồng và 225 nhóm hộ quản lý, sử dụng. Các chủ rừng canh tác, sản xuất dưới tán rừng, cải thiện thu nhập, lấy ngắn nuôi dài, gắn trách nhiệm trong công tác QLBVR. Trước đây, nhiều người dân chuyên sống dựa vào rừng, từ khai thác gỗ, củi, săn bẫy, đào vàng trái phép, nay tất cả đều có việc làm, thu nhập khá nhờ cây cao su, keo và các sản phẩm canh tác khác, họ không vào rừng khai thác trái phép…

Giờ đây những cánh rừng xanh dọc theo Hải Vân, núi Bạch Mã, ngược lên Nam Đông, A So, A Lưới, theo đường Hồ Chí Minh nối với Phong Điền liền dải… có vai trò lớn về phòng hộ, bảo vệ môi trường và các giá trị kinh tế cho địa phương. Đó là kết quả từ sự nỗ lực của ngành kiểm lâm trong QLBV và phát triển tài nguyên rừng trong suốt 40 năm qua.

Tổng số cán bộ công chức toàn lực lượng kiểm lâm hiện nay là 296 công chức; trong đó 224 người có trình độ đại học với đủ các lĩnh vực, chiếm 75,68%; 18 công chức có trình độ trên đại học (1 tiến sĩ và 17 thạc sỹ, trong đó một số được đào tạo ở nước ngoài). Tổng số đảng viên trong toàn lực lượng là 140 đồng chí, chiếm 47,3 %.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Dấu ấn” và đóng góp trong sự phát triển vững chắc của địa phương

Cán bộ, đảng viên, người dân Phú Vang luôn nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; nhiệm vụ quân sự quốc phòng, từ đó chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương phát triển vững chắc. Để đạt được kết quả đó, có “dấu ấn” và đóng góp không nhỏ của Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện.

“Dấu ấn” và đóng góp trong sự phát triển vững chắc của địa phương
Tạo dấu ấn sâu sắc về con người và văn hóa Huế

Nhiều năm qua, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị (CTCHN) đã phát huy vai trò tiên phong của công tác đối ngoại Nhân dân (ĐNND) trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển địa phương, nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Thừa Thiên Huế.

Tạo dấu ấn sâu sắc về con người và văn hóa Huế
Tạo dấu ấn địa phương trong sản phẩm du lịch

Thu hút và giữ chân du khách, đặc biệt là khách Tây hiện nay không chỉ nằm ở tài nguyên, sản phẩm du lịch hay cảnh quan văn hóa - lịch sử mà ở vẻ đẹp chân phương của con người, tính chuyên nghiệp trong cách làm du lịch và tạo được dấu ấn địa phương trong sản phẩm du lịch, trải nghiệm của du khách.

Tạo dấu ấn địa phương trong sản phẩm du lịch
Dấu ấn công tác hội và phong trào nông dân

Năm 2023, thông qua các hoạt động trên các lĩnh vực, công tác hội và phong trào nông dân có nhiều chuyển biến tích cực, tổ chức hội nông dân (HND) cơ sở ngày càng được củng cố vững mạnh và phát triển.

Dấu ấn công tác hội và phong trào nông dân
Dấu ấn người lính nơi biên cương - Kỳ 2: “Ươm mầm” ở miền biên

Nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, tạo nguồn nhân lực, tri thức trong tương lai cho địa phương; “ươm mầm” và bồi đắp tâm huyết, tình cảm, kiến thức, để con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thế hệ trẻ nơi đây trở thành đội ngũ cán bộ tiếp nối, xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển, là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh tập trung đẩy mạnh, bước đầu “đơm hoa kết trái”.

Dấu ấn người lính nơi biên cương - Kỳ 2 “Ươm mầm” ở miền biên
Return to top