ClockThứ Ba, 22/04/2014 05:43

Dấu ấn Nhà Xuất bản Thuận Hóa trong lòng bạn đọc

TTH - Góp phần làm tỏa sáng vẻ đẹp của mảnh đất và con người xứ Huế, đồng thời, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam, Nhà Xuất bản Thuận Hóa không ngừng định hướng, lựa chọn cho ra đời những ấn phẩm được bạn đọc đánh giá cao.
Nhà Xuất bản Thuận Hóa thành lập ngày 18/2/1981, đến nay đã bước sang tuổi 33. Những năm tháng đầu tiên với bộn bề khó khăn, vất vả, nhưng lãnh đạo Nhà xuất bản Thuận Hóa sớm xác định phương hướng đi sâu khai thác các tầng vỉa văn hóa của Huế và vùng đất Bình Trị Thiên làm nền tảng, cốt cách, bản lĩnh cho những bước đi không chỉ trước mắt mà cả về lâu dài. Với Đồng chí Nguyễn Chí Thanh của chúng ta (1981), Ông già Bến Ngự, Bài ca Quê hương, Thơ Thanh Hải (1882), Nguyễn Huệ - Phú Xuân, Vè chống Pháp (1983, 1984)… và nhiều cuốn sách khác đã sớm xác định diện mạo, bản sắc của nhà xuất bản trong đời sống xuất bản cả nước lúc bấy giờ. Từ nền tảng ấy, nhà xuất bản tự tin tiến bước để mở rộng, hòa nhập với sự nghiệp xuất bản cả nước, cho ra đời nhiều bộ sách quý, để lại những dấu ấn khó phai mờ trong lòng bạn đọc yêu mến sách và văn hóa đọc trong và ngoài nước.
TS Nguyễn Duy Tờ, Giám đốc Nhà Xuất bản Thuận Hóa kể: “Trong chuyến thăm và làm việc với Nhà Xuất bản Thuận Hóa, đồng chí Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng cho rằng, Nhà Xuất bản Thuận Hóa là một nhà xuất bản địa phương nhưng không phải địa phương, vì Huế là một trung tâm lịch sử, văn hóa lâu đời của đất nước, được thế giới biết đến”.
Bộ sách Phan Bội Châu toàn tập (10 tập) được xuất bản năm 1990 tạo thêm động lực mới cho việc xây dựng nội dung và tổ chức xuất bản toàn tập của nhiều nhà văn, nhà thơ, các nhà hoạt động cách mạng thời kỳ cận hiện đại. Bộ sách B.A.V.H dịch từ toàn bộ tập san Đô thành hiếu cổ nổi tiếng của Hội Những người bạn Cố Đô Huế đã xuất bản được 28 tập là một bộ sách có tầm cỡ lớn; cùng với hàng trăm đầu sách nghiên cứu lịch sử và văn hóa Huế. Cùng với những bộ sách lớn, Nhà Xuất bản Thuận Hóa đã có nhiều ấn phẩm về lĩnh vực văn hóa Huế của nhiều tác giả, như: Ca Huế và ca kịch Huế, Tuồng Huế, Văn học dân gian xứ Huế, Tín ngưỡng dân gian Huế, Kiến trúc cố đô Huế.... Một số cuốn sách được in song ngữ đã đến với khách du lịch, góp phần giới thiệu hình ảnh của Huế với bạn bè trong nước và quốc tế, thực sự góp phần giới thiệu hình ảnh Huế như một vùng văn hóa đặc trưng của Việt Nam….
Chúng tôi xin được nhắc lại câu nói của một nhà hiền triết: “Nếu có được lực, tôi sẽ lấy sách gieo khắp trái đất như người nông dân gieo hạt trên luống cày”. Gần đây, Nhà Xuất bản Thuận Hóa, tổ chức hội nghị cộng tác viên cũng là nhằm tri ân, gặp gỡ của chủ nhân hàng ngàn cuốn sách đã ra mắt bạn đọc trong nhiều năm qua và hứa hẹn sẽ có hàng ngàn cuốn sách nữa sẽ đến với công chúng trong tương lai. Nhà Xuất bản Thuận Hóa vinh dự đã, đang và sẽ được tiếp nhận và chung tay góp sức cho sự ra đời một phần của những giá trị văn hóa, TS Nguyễn Duy Tờ, tâm sự. 
Những năm qua, đời sống xuất bản cả nước có nhiều biến động và đổi thay, nhiều nhà xuất bản phải đối diện với những khó khăn, thử thách. Bên cạnh những kết quả gặt hái được, Nhà Xuất bản Thuận Hóa cũng còn nhiều mặt hạn chế. Nhưng với lòng yêu nghề, các anh chị em CBCNV Nhà xuất bản Thuận Hóa luôn trân trọng những giá trị chứa đựng trong từng trang bản thảo của các tác giả gửi đến, chăm chút, bảo vệ và sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm trước công chúng cùng với tác giả khi sách bước vào đời sống xã hội dài lâu, tiềm ẩn nhiều thách thức của thời gian. Nhà xuất bản Thuận Hóa luôn ý thức được rằng, tác giả và tác phẩm là một phần tất yếu của sự tồn tại hoạt động xuất bản. Vì vậy, CBCNV nhà xuất bản luôn trân trọng đón nhận và lắng nghe ý kiến góp ý xây dựng của bạn đọc để thường xuyên sửa đổi, điều chỉnh và nâng tầm hoạt động của mình. Thuận lợi mà Nhà xuất bản Thuận Hóa có được đó là lực lượng biên tập đều có kinh nghiệm nhờ đã trải qua thời gian công tác lâu năm. Bình quân mỗi năm Nhà Xuất bản Thuận Hóa in khoảng 150 xuất bản phẩm, trong đó: khoảng 140 cuốn sách với hơn 83 ngàn bản và văn hóa phẩm 9 loại, gần 145 ngàn bản. Tổng doanh thu khoảng 1,2 tỷ đồng/năm.
Để có những tập sách, bộ sách về văn hóa Huế góp phần làm tỏa sáng vẻ đẹp của mảnh đất và con người xứ Huế, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam. Không bằng lòng với những gì mình đã và đang có, Nhà Xuất bản Thuận Hóa tiếp tục phấn đấu hơn nữa, góp phần vào việc xây đắp và giới thiệu các giá trị của văn hóa quê hương, vì sự đi lên của tỉnh nhà, vì sự phát triển của ngành xuất bản - in - phát hành. 
Bài, ảnh: Thanh Thuận
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top