ClockThứ Hai, 29/11/2021 14:50

Dấu ấn sau một thập kỷ

TTH - Ngày 15/11/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 99 về việc thành lập thị xã Hương Trà và các phường trực thuộc. Sau mười năm, với sức trẻ của một địa phương năng động, thị xã đã gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật.

Chỉnh trang đoạn đường Tố Hữu nối dài sau khi nâng đườngHơn 17 tỷ đồng triển khai dự án điện chiếu sáng các tuyến đường thuộc TP. Huế mở rộngĐẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các dự án chỉnh trang đô thị, giao thông trước mùa mưa bão

Công nhân may hàng xuất khẩu tại Công ty Joinwell ở Khu Công nghiệp Tứ Hạ

Kinh tế tăng trưởng khá

Giai đoạn 2011-2020, kinh tế - xã hội (KT-XH) thị xã tăng trưởng và có những chuyển biến khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng đạt khá cao, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, lần lượt là 47,5% - 45,2% - 7,5%. Tiềm năng lợi thế của các vùng, ngành từng bước khai thác có hiệu quả, giá trị sản xuất bình quân tăng 15,5%/năm.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 7.250 tỷ đồng, tăng 1.980 tỷ đồng so giai đoạn 2011-2015. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm nghèo nên đến nay, Hương Trà giảm hộ nghèo còn dưới 3%. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt nhiều kết quả tích cực. Đời sống Nhân dân được nâng lên. Sau 10 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 1,88 lần so với năm 2011.

Chánh Văn phòng UBND thị xã Hương Trà Trần Ngọc Huyến chia sẻ, sau khi lên thị xã, quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ khá nhanh, đã tạo động lực mới cho phát triển KT-XH. Trong đó, Hương Trà tập trung quan tâm chỉ đạo thực hiện các mục tiêu về xây dựng đô thị, chủ động đề ra các giải pháp huy động mọi nguồn lực nhằm đẩy nhanh quá trình đô thị hóa khu vực các phường nội thị và định hướng hình thành khu trung tâm đô thị Hương Trà.

Đến nay, thị xã đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch chung phường Tứ Hạ mở rộng. Triển khai lập quy hoạch phân khu khu trung tâm phường Hương Văn (181ha), quy hoạch chi tiết khu trung tâm phường Hương Xuân (30ha), Hương Chữ (30ha) để làm cơ sở hình thành các khu vực lõi đô thị của mỗi phường, từng bước hoàn chỉnh và mở rộng bộ mặt đô thị. Triển khai Đề án đặt tên đường phố khu vực nội thị và đề án xây dựng phường văn minh đô thị, quy chế quản lý kiến trúc, quy hoạch.

Mới đây, 6/15 xã, phường của địa phương đã sáp nhập vào TP. Huế theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Sau chuyển giao, với 9 xã, phường hiện có, thị xã Hương Trà cơ cấu lại nền kinh tế: đưa công nghiệp thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy dịch vụ phát triển và tận dụng lợi thế ven đô, vùng gò đồi để xây dựng các vùng chuyên canh cây ăn quả, rau màu chất lượng.

Hạ tầng dần hoàn thiện

Lên thị xã, cùng với sự giúp đỡ của Trung ương và của tỉnh, Hương Trà đã đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm tạo động lực để phát triển KT-XH và đô thị. Với việc xác định hệ thống giao thông được ưu tiên đi trước một bước, thị xã tập trung nâng cấp, mở rộng các tuyến đường trục chính kết nối các vùng, các tuyến đường các khu trung tâm và đầu tư nâng cấp, cải tạo mạng lưới đường hiện có để đáp ứng các yêu cầu tiêu chí đô thị.

Theo ông Hà Văn Tuấn, Bí thư Thị ủy Hương Trà, quá trình đô thị hóa trên địa bàn thị xã diễn ra với tốc độ khá nhanh, đã tạo động lực mới cho phát triển thị xã, trong đó địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện các mục tiêu về xây dựng đô thị, chủ động đề ra các giải pháp huy động mọi nguồn lực nhằm đẩy nhanh quá trình đô thị hóa khu vực các phường nội thị và định hướng hình thành khu trung tâm đô thị Hương Trà.

Song song đó, nhiều dự án chỉnh trang đô thị, cảnh quan môi trường được triển khai đã tạo nên diện mạo mới, khang trang, như: Dự án xây dựng chỉnh trang tôn tạo không gian cảnh quan Đài tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ theo mô hình của nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị; xây dựng công viên cây xanh trung tâm, công viên cây xanh đầu cầu Tứ Phú, công trình chỉnh trang khu vực chợ trung tâm Tứ Hạ… Đồng thời, địa phương đầu tư xây dựng một số khu đô thị mới hiện đại, đồng bộ.

“Bộ mặt cảnh quan đô thị có nhiều khởi sắc, các phường nội thị đang được quy hoạch mở rộng. Sắp tới, một loạt các công trình, dự án hạ tầng giao thông được lên kế hoạch đưa vào đầu tư giai đoạn 2021-2025, như tuyến đường và điện chiếu sáng dọc sông Bồ từ Tứ Hạ đến Hương Toàn để phát triển vùng phía Đông; thực hiện chỉnh trang diện mạo đô thị trên trục QL1A từ Tứ Hạ đến Hương Chữ. Đầu tư hệ thống điện chiếu sáng từ Cầu Tuần đến Bình Tiến để phát triển vùng núi. Mở rộng tuyến TL16 để phân luồng lại giao thông đô thị và các tuyến đường ngang nối từ QL1A vào trung tâm các phường, xã", ông Tuấn thông tin.

Ngoài ra, Hương Trà đang thực hiện Đề án nâng cấp xã Hương Toàn, Bình Tiến trở thành phường để toàn bộ thị xã trở thành bộ phận hữu cơ của khu vực đô thị lõi trung tâm của thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian đến.

Đến nay, thị xã đã có 42/49 tiêu chí đạt chuẩn đô thị loại IV, một số tiêu chí ở một số phường đạt trên chuẩn: Dân số toàn đô thị đến năm 2020 là 124.696 người; thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 55-60 triệu đồng, tương đương 2.600-3.000 USD năm; tỷ lệ đô thị hóa (% dân cư đô thị) đạt trên 75% (tiêu chuẩn là 40-70%); lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị chiếm 81%...

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo sự đồng bộ, thống nhất trong việc đưa các luật, nghị quyết của Quốc hội vào thực tiễn

Ngày 7/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị.

Tạo sự đồng bộ, thống nhất trong việc đưa các luật, nghị quyết của Quốc hội vào thực tiễn
“Dấu ấn” và đóng góp trong sự phát triển vững chắc của địa phương

Cán bộ, đảng viên, người dân Phú Vang luôn nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; nhiệm vụ quân sự quốc phòng, từ đó chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương phát triển vững chắc. Để đạt được kết quả đó, có “dấu ấn” và đóng góp không nhỏ của Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện.

“Dấu ấn” và đóng góp trong sự phát triển vững chắc của địa phương
Tạo dấu ấn sâu sắc về con người và văn hóa Huế

Nhiều năm qua, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị (CTCHN) đã phát huy vai trò tiên phong của công tác đối ngoại Nhân dân (ĐNND) trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển địa phương, nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Thừa Thiên Huế.

Tạo dấu ấn sâu sắc về con người và văn hóa Huế
Tạo dấu ấn địa phương trong sản phẩm du lịch

Thu hút và giữ chân du khách, đặc biệt là khách Tây hiện nay không chỉ nằm ở tài nguyên, sản phẩm du lịch hay cảnh quan văn hóa - lịch sử mà ở vẻ đẹp chân phương của con người, tính chuyên nghiệp trong cách làm du lịch và tạo được dấu ấn địa phương trong sản phẩm du lịch, trải nghiệm của du khách.

Tạo dấu ấn địa phương trong sản phẩm du lịch
Return to top