ClockThứ Ba, 09/05/2017 05:56

Dấu ấn từ sự đoàn kết

TTH - Nhờ sự chung sức, chung lòng của Đảng bộ, chính quyền và người dân, xã Lộc Bình (Phú Lộc) có nhiều công trình, việc làm ý nghĩa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Bà con thôn Hòa An hiến đất để mở rộng và bê tông đường Bàu Ngoài

Nhà nước và Nhân dân cùng làm

Những ngày cuối tháng tư, bà con thôn Hòa An (Lộc Bình) phấn khởi khi hai tuyến đường bê tông Đồng Xoài và Bàu Ngoài dài gần 1.400m khang trang, chuẩn bị đưa vào sử dụng. Theo người dân, trước đây đường qua thôn lầy lội, đi lại khó khăn. Đầu năm 2016, thông qua các nguồn vốn, Đảng ủy xã chỉ đạo ưu tiên mở rộng hai tuyến đường này. Khi triển khai, vấn đề đặt ra là làm sao công tác giải phóng mặt bằng được thuận lợi. Vì thế, Đảng ủy họp bàn, phân công trách nhiệm cho các cán bộ, đảng viên kêu gọi bà con tham gia với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”.

Ông Lê Túy, Bí thư Đảng ủy xã Lộc Bình cho biết, khi họp dân bàn kế hoạch mở đường, bà con đều đồng tình, tự nguyện hiến gần 5000m2 đất và hàng nghìn ngày công, cây cối. Điển hình như các ông, bà Huỳnh Thị Chuôi hiến 1.288m2; Đào Thị Miên hiến 348m2; Bùi Châu hiến hơn 200m2... mà chỉ cần nhận “cái bắt tay và nụ cười” của cán bộ thôn, xã.

Năm 2016, điều làm thỏa lòng mong ước của bao người dân địa phương khi Bia Chiến tích ở Lộc Bình ra đời ghi nhận chiến công hiển hách của 14 chiến sĩ đã hy sinh trong trận đánh không cân sức tại Khe Cạn- Núi Rẫm vào ngày 12/3/1968. Công trình do Đảng bộ xã kêu gọi lòng tự nguyện của cán bộ, đảng viên, người dân địa phương đóng góp 70 triệu đồng. Quá trình triển khai, các thành viên trong Ban Thường vụ Đảng ủy xã mất không ít thời gian thu thập ý kiến, họp bàn về quy mô, thiết kế, địa điểm... Ngày 27/7/2016, lễ khánh thành Bia Chiến tích đã đón bao đồng chí, đồng đội, người thân liệt sĩ tham dự, thể hiện lòng biết ơn, tri ân dành cho những anh hùng đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.

Gần gũi, lắng nghe

Ông Lê Túy cho biết, quan điểm ở Lộc Bình là để dân tin và làm theo thì cán bộ, đảng viên phải là người đi đầu trong mọi hoạt động. Trong vận động quần chúng, muốn đạt kết quả phải gần gũi, tôn trọng, lắng nghe ý kiến dân.

 Với tinh thần đó, gần đây, Đảng ủy xã Lộc Bình còn chỉ đạo triển khai nhiều việc làm, mô hình được dân tin và hưởng ứng. Đơn cử như giao trách nhiệm cho Hội Cựu chiến binh và Hội Liên hiệp phụ nữ xã thực hiện mô hình quản lý đường giao thông từng thôn xóm. Hàng tháng, hai đoàn thể chính trị- xã hội này huy động cán bộ và người dân ra quân làm vệ sinh các tuyến đường; duy trì mô hình điện thắp sáng làng quê ở thôn Mai Nha Phường, Hòa An để giảm tai nạn giao thông về đêm; vận động người dân cam kết thực hiện thôn, làng bình yên, không tệ nạn xã hội...

Năm 2012, khi triển khai phong trào xây dựng nông thôn mới, nhận thấy tiêu chí hộ nghèo và thu nhập bình quân đầu người ở địa phương còn thấp, Đảng ủy xã nhạy bén lãnh, chỉ đạo đưa các kỹ thuật mới để cải tạo đất, đầu tư kênh mương, chăm bón, đưa lúa giống cấp 1 gieo cấy hàng năm đạt 113 ha. Những vùng lúa ở thôn Tân An, Hòa An, Mai Nha Phường...bị hạn mặn, thiếu nước nay đã được đưa vào sản xuất 2 vụ/năm. Năng suất nhờ đó tăng lên 56-58 tạ/ha (trước năm 2010 chỉ 30-40 tạ/ha); góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người hiện nay lên gần 16 triệu đồng/năm. Lộc Bình phấn đấu đến cuối năm 2018, đạt tiêu chí về nguồn thu nhập của người dân.

Một trong những việc làm cũng rất được Đảng ủy xã quan tâm là công tác cải cách thủ tục hành chính phục vụ Nhân dân, giúp dân tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi phát triển sản xuất, tạo việc làm…Xã đã sắp xếp, cải tạo văn phòng “một cửa” khang trang. Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính theo thứ tự, có chỗ ngồi thoải mái, có nước uống...Các hồ sơ của dân trả đúng hạn đạt gần 100%. Với tinh thần làm việc tôn trọng dân, năm 2016, việc cải cách hành chính ở Lộc Bình được huyện Phú Lộc đánh giá đạt chỉ số hài lòng cao.

Anh Nguyễn Văn Tâm, người dân thôn Mai Nha Phường chia sẻ, ở địa phương, không có chuyện cán bộ quan liêu, gây phiền hà. Người dân đến xã liên hệ công việc được đón tiếp thân thiện. Việc gì chưa rõ thì cán bộ văn phòng tận tình giải đáp, hoặc hẹn lịch trả lời đúng thời gian...

Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
“Dấu ấn” và đóng góp trong sự phát triển vững chắc của địa phương

Cán bộ, đảng viên, người dân Phú Vang luôn nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; nhiệm vụ quân sự quốc phòng, từ đó chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương phát triển vững chắc. Để đạt được kết quả đó, có “dấu ấn” và đóng góp không nhỏ của Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện.

“Dấu ấn” và đóng góp trong sự phát triển vững chắc của địa phương
Tạo dấu ấn sâu sắc về con người và văn hóa Huế

Nhiều năm qua, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị (CTCHN) đã phát huy vai trò tiên phong của công tác đối ngoại Nhân dân (ĐNND) trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển địa phương, nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Thừa Thiên Huế.

Tạo dấu ấn sâu sắc về con người và văn hóa Huế
Tạo dấu ấn địa phương trong sản phẩm du lịch

Thu hút và giữ chân du khách, đặc biệt là khách Tây hiện nay không chỉ nằm ở tài nguyên, sản phẩm du lịch hay cảnh quan văn hóa - lịch sử mà ở vẻ đẹp chân phương của con người, tính chuyên nghiệp trong cách làm du lịch và tạo được dấu ấn địa phương trong sản phẩm du lịch, trải nghiệm của du khách.

Tạo dấu ấn địa phương trong sản phẩm du lịch
Return to top