Đầu cơ lương thực ảnh hưởng xấu đến nạn đói thế giới
TTH.VN - Lương thực ngày càng trở thành mục tiêu để các nhà đầu tư nắm bắt cơ hội tìm kiếm lợi nhuận một cách dễ dàng. Tuy nhiên điều này cũng làm gia tăng đói nghèo và bất ổn trên thế giới, một quan chức nông nghiệp cấp cao của Liên Hợp Quốc (LHQ) cho biết hôm qua (8/6).
Đầu cơ lương thực của các tổ chức tài chính làm biến động giá thực phẩm, gây ra tình trạng bong bóng giá cả và tăng thêm bất ổn chính trị trên thế giới. Một ví dụ điển hình là cuộc khủng hoảng giá lương thực thế giới năm 2008 đã dẫn đến “cuộc bạo loạn bánh mì” khắp khu vực Trung Đông, châu Phi và vùng Caribe.
Giá lương thực tăng tác động xấu đến nạn đói trên thế giới - Ảnh: WFP
"Thị trường lương thực trở thành một đối tượng để đầu cơ. Hơn nữa, nguồn tín dụng giá rẻ này càng tăng tốc đầu cơ tài chính", ông Jomo Sundaram, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) phát biểu trong cuộc họp 2 năm/lần của LHQ.
Tổng thống Argentina Cristina Kirchner, một trong những nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới nhận định, hiện nay giá thực phẩm đang ổn định, chính là thời điểm cho các quy định toàn cầu về đầu cơ, tương tự như những quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) về thương mại quốc tế.
Quy định mới không nên được xem là một cuộc đấu tranh chống lại lợi nhuận tư nhân, nhưng là một cách để kiềm chế sự thái quá của một số nhà đầu tư, Kirchner khẳng định thêm.
Theo báo cáo của FAO trong tháng 5 vừa qua, tổng số 795 triệu người đói trên toàn thế giới đã giảm hơn 200 triệu người kể từ năm 1990 mặc dù dân số tăng lên. Nhưng tăng trưởng kinh tế thấp hiện nay cho thấy tốc độ giảm nói trên sẽ bị trì trệ.
Đầu tư công tại những vùng nông thôn nghèo có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách kích thích nhu cầu tiêu dùng và chống lại nạn đói. Để tài trợ cho các chương trình này, chính phủ các nước đang phát triển cần giải quyết việc trốn thuế, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp khai khoáng, quan chức FAO cho biết.
Thanh Ngân (lược dịch từ BBC & AP)
- WHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu (22/05)
- Bầu cử Australia 2022: Lãnh đạo Công đảng tuyên bố giành chiến thắng (22/05)
- Nhật Bản sửa đổi quy định về đeo khẩu trang trong không gian ngoài trời (22/05)
- Nhật Bản xem xét tổ chức hội nghị bộ trưởng quốc phòng với ASEAN (21/05)
- Campuchia đặt mục tiêu đón ít nhất 1 triệu du khách quốc tế trong năm nay (21/05)
- Du lịch Châu Á: Những điểm sáng về sự hồi sinh (21/05)
- Thế giới xuất hiện bệnh đậu mùa khỉ (21/05)
- ĐH Venezuela lập khoa “Đất nước-Văn hóa Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh" (20/05)
-
WHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu
- Bầu cử Australia 2022: Lãnh đạo Công đảng tuyên bố giành chiến thắng
- Nhật Bản sửa đổi quy định về đeo khẩu trang trong không gian ngoài trời
- Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
-
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Chuyên gia: Gần 50% dân số New Zealand được cho là đã mắc COVID-19
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày
- Giá phân bón thế giới dự kiến sẽ còn tăng cao trong thời gian dài
- Chủ tịch QH Singapore tiếp Chủ tịch Nhóm hữu nghị Việt Nam-ASEAN
- Ủng hộ “kỷ nguyên mới” trong quan hệ ASEAN – Mỹ