ClockChủ Nhật, 23/12/2018 07:41

Đau gấp nhiều lần

TTH - Ra tòa để “khai tử” hôn nhân là nỗi đau nhiều hệ lụy không riêng với hai bên đương sự vợ-chồng. Tranh chấp tài sản sau ly hôn như vụ án dưới đây còn đau gấp nhiều lần.

Vợ cũ là nguyên đơn khởi kiện đối với bị đơn, là chồng cũ. Trước đó, họ từng là một gia đình. Đứa con trai không may bị bệnh tật. Thương con, người cha bỏ công việc ở nhà cạnh con với nghề chữa đồ điện, làm tại nhà, nên thu nhập không đáng là bao. Thu nhập từ công việc của người mẹ cũng ở mức bình thường nên cuộc sống của gia đình đạm bạc. 

Theo người vợ cũ, do đứa con bệnh tật nên vợ chồng bàn bạc nhau xin thêm một đứa con nuôi, nhưng khi chị đưa đứa bé về, người chồng lại “đá thúng đụng nia”. Mâu thuẫn vợ chồng cũng từ đây phát sinh, ngày càng căng thẳng rồi dẫn đến ly hôn. Tại phiên tòa trước đây, người mẹ không yêu cầu được trực tiếp nuôi con, mà đồng ý cấp dưỡng cho con 500 nghìn đồng mỗi tháng. Tài sản là nhà đất, quá trình giải quyết vụ án ly hôn, hai người trình bày với tòa sẽ tự “chia chác”. Thế nhưng, sau khi đã đường ai nấy đi thời gian khá lâu, hai bên không thể tự thỏa thuận. Một lần nữa, họ đưa nhau ra tòa.

Nhà đất diện tích 59 m2, được định giá 392 triệu đồng. Chồng nói đất do mình mua trước kết hôn, nên đòi chia phần hơn. Bị đơn đưa ra con số 150 triệu đồng cho vợ cũ. Vợ nói là tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân, nên yêu cầu tòa chia một nửa (tức 196 triệu đồng).

Tòa hòa giải: “Con mình đang bệnh, người cha sẽ phải chăm sóc, nuôi dưỡng đến hết đời. Một nửa là 196 triệu đồng, chỉ chênh lệch nhau hơn thua 46 triệu đồng. Mình làm mẹ, coi như số tiền đó mình cho con mình đi?”. Thế nhưng, nguyên đơn vẫn khăng khăng cho rằng, đã thiệt thòi nhiều rồi, vả lại bà còn nuôi đứa con nuôi nữa.

Một lần nữa cố gắng hòa giải tại phiên tòa, nhưng vẫn không thành, hội đồng xét xử giải thích: Phiên tòa này giải quyết việc tranh chấp tài sản. Ông không đưa ra được chứng cứ chứng minh đất mua trước khi kết hôn. Tài sản tạo lập trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng đứng tên chung, theo luật pháp là tài sản chung. 

Phiên tòa kết thúc sau khi hội đồng xét xử công bố bản án, quyết định chia đôi tài sản. Bị đơn nhận nhà, có nghĩa vụ “thối” tiền cho vợ cũ. Phía nguyên đơn ra về đã một lúc lâu mà bị đơn vẫn ngồi buồn bã ôm con. “Ra tòa để “khai tử” hôn nhân là nỗi đau với nhiều hệ lụy không riêng với hai bên đương sự vợ-chồng. Tranh chấp tài sản sau ly hôn như vụ án này, đau gấp nhiều lần…”- Thẩm phán thốt lên.

Duy Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Mâm cơm nóng

1. “Ba tin mẹ sẽ làm tốt!” – Vũ, chồng My hay dùng câu nói ấy để khích lệ tinh thần My mỗi khi đứng trước quyết định lớn. Lần đó, My gần như đặt cược cả công ty cho một hợp đồng có tính mạo hiểm. Nghĩa là nếu thắng, công ty My sẽ bước thêm một bậc thang mới, mở ra rất nhiều cơ hội cho những dự án kế tiếp. Ngược lại, nếu thua, khả năng xấu nhất là công ty My phá sản.

Mâm cơm nóng
Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Tỷ lệ kết hôn ở Hàn Quốc tăng lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ

Theo dữ liệu vừa được công bố ngày 19/3 của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, số lượng các cặp đôi kết hôn ở nước này trong năm 2023 đã tăng lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, do nhu cầu bị dồn nén từ các cặp vợ chồng đã trì hoãn đám cưới trong thời kỳ đại dịch. Tuy nhiên, dữ liệu không cho thấy đây là sự phục hồi bền vững trong một xã hội đang già đi nhanh chóng như Hàn Quốc.

Tỷ lệ kết hôn ở Hàn Quốc tăng lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ
Return to top