Thế giới

Đậu mùa khỉ có thể bùng phát trên toàn cầu

ClockThứ Hai, 25/07/2022 14:33
TTH.VN - Có thể nói rằng, tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế (PHEIC) là mức cảnh báo cao hàng đầu, hiếm khi được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sử dụng để đối phó với sự bùng phát của dịch bệnh trên toàn cầu.

Thái Lan họp khẩn thảo luận biện pháp đối phó bệnh đậu mùa khỉThái Lan xác nhận ca nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên ở PhuketThế giới ghi nhận hơn 5.000 ca mắc bệnh đậu mùa khỉWHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉSự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”

Bệnh đậu mùa khỉ vừa được Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Cụ thể, cuối tuần qua, WHO đã tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế, sau khi các chuyên gia xem xét tình hình tại cuộc họp của ủy ban khẩn cấp.

Vậy làm thế nào để một cảnh báo PHEIC được đưa ra?

PHEIC là gì?

Các điều kiện được đáp ứng theo Điều lệ y tế quốc tế (IHR) năm 2005 - khung pháp lý xác định quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trong việc xử lý các vấn đề sức khỏe cộng đồng có thể xuyên biên giới.

PHEIC được định nghĩa trong các quy định là “một sự kiện bất thường được xác định là có thể tạo thành nguy cơ sức khỏe cộng đồng cho các quốc gia khác, do sự lây lan dịch bệnh theo cấp quốc tế, cùng với đó là có khả năng phải yêu cầu một phản ứng quốc tế phối hợp.

Định nghĩa này ngụ ý rằng đây là một tình huống nghiêm trọng, đột ngột, bất thường hoặc không mong đợi, có tác động đến sức khỏe cộng đồng ngoài biên giới của một quốc gia đang hứng chịu ảnh hưởng và có thể yêu cầu thực hiện hành động quốc tế ngay lập tức.

Ủy ban khẩn cấp

Ủy ban khẩn cấp gồm 16 thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về bệnh đậu mùa khỉ do Tiến sĩ Jean-Marie Okwo-Bele, nguyên Giám đốc Chương trình Tiêm chủng, Vaccine và Sinh phẩm y tế của WHO làm chủ tịch.

Ủy ban tập hợp các nhà virus học, nhà tiêm chủng học, nhà dịch tễ học, cũng như các chuyên gia trong cuộc chiến chống lại những đại dịch lớn.

Ủy ban được đồng chủ trì bởi Nicola Low, một phó giáo sư về dịch tễ học và y học sức khỏe cộng đồng từ Đại học Bern (Thụy Sĩ).

14 thành viên còn lại đến từ các tổ chức ở Brazil, Anh, Nhật Bản, Maroc, Nigeria, Nga, Senegal, Thụy Sĩ, Thái Lan và Mỹ.

8 cố vấn từ Canada, Cộng hòa Dân chủ Congo, Nam Phi, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Mỹ cũng tham gia cuộc họp.

Ra quyết định

Sau quá trình xem xét và thảo luận, Ủy ban khẩn cấp đã cung cấp cho người đứng đầu WHO là Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus bản đánh giá về nguy cơ đối với sức khỏe con người, nguy cơ lây lan quốc tế và nguy cơ ảnh hưởng đến giao thông quốc tế.

Trước đây, WHO đã tuyên bố PHEIC 6 lần:

2009: Dịch cúm H1N1

Đại dịch lần đầu tiên được phát hiện ở Mexico và sau đó nhanh chóng lan rộng ra khắp Mỹ và phần còn lại của thế giới.

Tháng 5/2014: Poliovirus - virus gây bại liệt

Ngoài COVID-19, đây là PHEIC duy nhất còn tồn tại.

Tháng 8/2014: Ebola

Dịch bệnh bùng phát ở Tây Phi, sau lan sang châu Phi và Mỹ

Tháng 2/2016: Zika virus

Dịch bắt đầu ở Brazil và ảnh hưởng nặng nề đến châu Mỹ. Đây là PHEIC duy nhất được WHO tuyên bố về virus do muỗi truyền nhiễm.

Tháng 7/2019: Ebola

Ebola PHEIC thứ 2 đã bùng phát ở Kivu, miền Đông Cộng hòa Dân chủ Congo.

Tháng 1/2020: COVID-19

Tuyên bố xác định COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được đưa ra sau cuộc họp lần thứ ba của Ủy ban khẩn cấp về tình trạng lây lan của virus.

Mặc dù đã tuyên bố, song chỉ sau ngày 11/3/2021, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus mô tả tình hình đang trở nên tồi tệ một cách nhanh chóng như một đại dịch, qua đó thúc đẩy các quốc gia cảnh giác với mối nguy hiểm.

Đến ngày 11/3, số ca nhiễm COVID-19 ngoài Trung Quốc tăng vọt, với hơn 118.000 người nhiễm virus ở 114 quốc gia và 4.291 người đã tử vong, sau khi số ca tử vong ở Italy và Iran tăng vọt.

Liên quan đến đậu mùa khỉ, sau tuyên bố của WHO, Bộ Y tế Singapore (MOH) không khuyến nghị tiêm chủng hàng loạt cho người dân Singapore nhằm chống lại bệnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế Singapore Ong Ye Kung chia sẻ: “Hiện tại, với tính chất tự giới hạn của bệnh, Bộ Y tế không khuyến khích việc tiêm chủng đại trà cho toàn dân để phòng bệnh đậu mùa khỉ, bởi lợi ích mang lại không nhiều hơn nguy cơ.

Hiện Bộ Y tế nước này sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình.

Được biết tại Singapore, 4 trường hợp đậu mùa khỉ khi nhập cảnh và 4 ca nhiễm trong cộng đồng đã được xác nhận. Bộ Y tế cũng cách ly những người có mối liên hệ gần gũi với các ca nhiễm đậu mùa khỉ trong vòng tối đa 21 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng, trong khi những người có nguy cơ thấp hơn được theo dõi qua liên hệ điện thoại.

Bộ trưởng Ong Ye Kung cho biết, mặc dù vaccine đậu mùa có hiệu quả đến 85% trong việc ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ, song nó có thể có những tác dụng phụ nghiêm trọng. Thực hiện trách nhiệm cá nhân để tránh các hoạt động có nguy cơ cao, đặc biệt là khi có triệu chứng nhiễm bệnh và giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt vẫn có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ lây nhiễm trong dân số nói chung.

Đan Lê (Tổng hợp và lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra mắt một mạng lưới mới về các chủng virus corona, CoViNet, để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm và chính xác về SARS-CoV-2, MERS-CoV, cũng như các chủng virus corona mới, có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona
Phối hợp tuyên truyền biển, đảo có chiều sâu và sức lan tỏa

Ngày 27/3, tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền biển đảo năm 2023 giữa Vùng 3 Hải quân với Ban Tuyên giáo các địa phương: Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Phối hợp tuyên truyền biển, đảo có chiều sâu và sức lan tỏa
Return to top