Kinh tế Thông tin thị trường
Đầu năm, Đầm Chuồn hút khách
TTH - “Mỗi ngày, quán chúng tôi đón hơn 400 lượt khách. Riêng dịp tết, khách phải đặt chỗ trước, vì thế doanh thu của quán gấp đôi so với ngày thường…”. Anh Phan Hiếu, chủ quán Đầm Chuồn Hương Quán chia sẻ.
Du khách thích thú
Buổi sáng đầy nắng đầu xuân, con thuyền nhỏ đưa chúng tôi ra Đầm Chuồn Hương Quán, cách bờ chừng 300 mét. Cùng đi là hơn 10 bạn trẻ tỏ vẻ thích thú. Hồ Xuân Hóa (Phú Thuận, Phú Vang) nói: “Đi chơi nhiều nơi nhưng em thích nhất là đến đây vì không khí mát mẻ, trong lành. Quán sá mới lạ lại không ồn ào như ở thành phố”.
![]() |
Nhờ lượng khách đông, có quán đã giải quyết việc làm cho 40 lao động |
Anh Phan Hiếu (chủ quán) bảo: “Bình quân mỗi ngày chúng tôi đón hơn 400 lượt khách. Riêng dịp tết, quán luôn trong tình trạng đầy khách…”
Đầm Chuồn thuộc xã Phú An (huyện Phú Vang) hiện có 7 quán mở dịch vụ du lịch, ăn uống, trong đó có 2 quán ở thôn Triều Thủy, 5 quán ở thôn Định Cư. Năm 2008, Đầm Chuồn Hội Quán là nơi mở dịch vụ du lịch, ăn uống đầu tiên ở đầm Chuồn. Thấy được thuận lợi của việc kinh doanh du lịch trên hệ thống đầm phá, cuối năm 2013, các quán còn lại lần lượt mở ra, đầu tư các cầu tre, chòi tre lạ, bắt mắt, khiến du khách thích thú.
Ngoài dịch vụ ăn uống, nghỉ mát, thư giãn trên các chòi, khách đến đầm Chuồn còn được thưởng ngoạn cảnh đẹp trên chiếc thuyền nhỏ chạy quanh các vùng thủy đạo đầm phá theo yêu cầu và dịch vụ đưa đón khách bằng thuyền miễn phí ở các quán Hội Quán, Hương Quán, Lộng Gió và Sam Chuồn Quán (thuộc thôn Định Cư). Bên cạnh đó, hải sản tươi ngon do người dân tự nuôi tại chỗ với giá cả hợp lý làm say lòng người.
Anh Nguyễn Văn Chương (Việt kiều Mỹ) chia sẻ: “Theo giới thiệu của một người bạn, về Việt Nam tôi cùng gia đình đến đây vui chơi, thưởng thức hải sản tươi ngon. Nhưng không ngờ không gian ở đây lại đẹp đến thế. Nếu có cơ hội đến đây một lần nữa, tôi sẽ dẫn theo bạn bè để thưởng ngoạn”.
Ông Nguyễn Đăng Đề, Phó Chủ tịch UBND xã Phú An, Trưởng Ban chỉ đạo dịch vụ đầm Chuồn, cho biết: “Tính chung cả hệ thống đầm Chuồn ít nhất mỗi ngày có hơn 1.000 lượt khách về tham quan, ăn uống. Người dân làm ăn được, nhờ đó cũng giúp đỡ cho hàng trăm lao động địa phương có việc làm”.
Trăn trở
Việc mở dịch vụ du lịch, ăn uống trên Đầm Chuồn tạo việc làm cho nhiều lao động, với thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/người/tháng. Song, theo ông Đề, đây vẫn xem như là dịch vụ thử nghiệm và còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. “Hiện, chính quyền đã làm tốt vấn đề an ninh trật tự và kiểm tra niêm yết giá. UBND huyện cũng đang tiến hành quy hoạch một bãi giữ xe chung ở thôn Định Cư, dự kiến quý II-2015 sẽ hoàn thành. Công tác tập huấn lái thuyền và an toàn vệ sinh thực phẩm được địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện tốt. Chúng tôi chỉ lo lắng vấn đề nước thải ở các quán, nếu không có phương án xử lí hiệu quả sẽ gây ô nhiễm môi trường. Chính quyền địa phương đang phối hợp với Phòng Tài nguyên và môi trường huyện, các cơ quan ban ngành nghiên cứu đề án xử lí rác thải tránh gây ô nhiễm đầm phá”, ông Đề cho hay.
Với tư cách một chủ quán, anh Hiếu trăn trở: “Quán chúng tôi cũng có hệ thống ống và bồn, có xử lý nước thải. Rác dưới mặt nước mỗi sáng luôn có nhân viên vệ sinh của quán vớt, thu gom chuyển vào trạm trung chuyển. Tuy nhiên hệ thống vệ sinh ở đây còn thô sơ, chưa hoàn chỉnh lắm. Muốn đầu tư đòi hỏi nguồn vốn rất lớn”.
Một vấn đề khác khiến các chủ quán băn khoăn là hơn 90% khách đến đây đều là khách trong tỉnh. Lượng du khách ngoại tỉnh, đặc biệt là khách nước ngoài vẫn còn ít. Vấn đề này được nhận định do công tác quảng bá, giới thiệu hình ảnh đầm Chuồn ra bên ngoài còn hạn chế, lâu nay vẫn do các bạn trẻ truyền miệng hoặc giới thiệu trên các mạng xã hội.
Nhiều chủ quán tâm sự, thế mạnh tự nhiên đã có sẵn, nhưng chưa khai thác hết. Nhiều ý tưởng như, xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, các điểm hồ cá cho khách vừa tham quan vừa ăn uống hay các nhà trưng bày các sản phẩm tre do người địa phương làm ra để du khách tham quan vẫn chưa thực hiện được. Đặc biệt, tour du lịch đình làng An Truyền – đầm Chuồn với nhiều lợi thế vẫn chưa thể đưa vào khai thác.
Bài, ảnh: Hữu Phúc - Lê Thọ
- Vì sao nhà đầu tư lựa chọn Meyhomes Capital Phú Quốc? (19/05)
- Lưu ý gì khi mua hàng ebay? (19/05)
- FSIS công nhận 19 nhà máy chế biến cá tra được xuất khẩu vào Mỹ (19/05)
- Sẽ có kỷ lục châu Á được thiết lập trong dịp Festival Huế 2022 (19/05)
- Cải thiện chỉ số CPI: Phấn đấu vào TOP 5 (19/05)
- Ra mắt mô hình “Tiểu thương chợ Đông Ba văn minh - thân thiện và nói không với thực phẩm bẩn” (18/05)
- Tạo nền tảng vững chắc, sớm trở thành trung tâm lớn về khoa học và công nghệ cả nước (18/05)
- Từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa thiên tai (18/05)
-
Vietnam Airlines triển khai dịch vụ làm thủ tục trực tuyến tại sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa)
- Chăn nuôi theo hướng an toàn, chất lượng
- Xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
- Siết tín dụng bất động sản: Giải pháp minh bạch thị trường bất động sản - Bài 2: Vẫn đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu nhà ở
- Mở cao điểm xử lý xe vận tải chưa lắp camera giám sát
- Thu hoạch lúa, đề phòng dông sét
- Logistics & một góc chuyện về vận tải biển
- Nông dân gặp khó
- Áp lực giao thông trên các tuyến đường ở TP. Huế
- Nhiều lợi thế khi xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm hội nghị khoa học quốc gia, quốc tế
-
Chọn nghề khó để chinh phục thành công
- Nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công
- Áp lực giao thông trên các tuyến đường ở TP. Huế
- “Áp lực” phát triển
- Tạo cơ hội cho các hộ kinh doanh rong bạ
- Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp xã giao Tổng Giám đốc Công ty TNHH AEON Mall Việt Nam
- Cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của TP. Huế
- Sẵn sàng chào đón làn sóng đầu tư đến từ Hàn Quốc
- 5.000 vị trí việc làm tại "Ngày hội việc làm, tư vấn tuyển sinh"
- CPI khó giữ được ở mức tăng dưới 4% trong năm 2022