ClockThứ Hai, 13/07/2015 16:09

Đau, nhưng phải thừa nhận

TTH - Tôi vốn ngại rắn, nếu không nói là rất sợ hãi. Vì thế theo tour thì đi, chứ cũng miễn cưỡng lắm khi đến Trại Rắn Hoàng Gia Thái Lan. Thực ra điểm mà chúng tôi đến là Trung tâm Nghiên cứu rắn độc Hoàng gia Thái Lan thuộc Trường Chu La Long Korn, do nhà vua Rama IV sáng lập, được xây dựng rất hiện đại và bề thế, còn chứ trại rắn có lẽ nằm ở một nơi nào đó ở ngoại ô Bangkok. Sự bài bản đến từng chi tiết và những con rắn nếu có, cũng chỉ mang tính trình diễn, nên không mang đến cảm giác rùng mình nhiều lắm.

Một ca phẫu thuật ung thư vú của đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế. Ảnh: Võ Nhân

Nhưng điều mà tôi muốn đề cập ở đây lại đến từ một khía cạnh khác. Đây là khi vào phòng chiếu, lại được đích thân bà Phó Giám đốc của Trung tâm giới thiệu về loài, về thuốc được điều chế từ nọc rắn, cũng như những tác dụng của nó trong việc giải độc ở con người, điều làm tôi thoạt tiên rất tự ái không phải vì “ganh tỵ” với những sản phẩm chất lượng ở đây, mà từ câu hỏi “các bạn có biết nơi nào bệnh ung thư nhiều nhất thế giới không?”. Dừng lại một chút rồi bà trả lời luôn: “Người Việt Nam. Vì những thói quen trong việc uống bia rượu, hút thuốc và cơ thể phải tiếp nhận quá nhiều thực phẩm có nhiều độc tố.” Những điều này đã được cảnh báo từ lâu ở Việt Nam và cũng chẳng còn mới, cho dù mức độ như thế nào thì không phải ai cũng biết rõ. Tôi nghĩ, chắc hẳn đây cũng là phản xạ tự nhiên mang tính dân tộc ở bất cứ ai mà thôi

Thế nhưng ngay khi trở về, khi cập nhật dòng thời sự chủ lưu trên các trang báo, không biết có phải là ngẫu nhiên không, nhưng có rất nhiều thông tin xung quanh bệnh ung thư tăng nhanh và Việt Nam đúng là đang có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư cao nhất thế giới. Dẫn lời của PGS.TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện K, Viện trưởng Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, tờ Vietnamnet cho hay, mỗi năm tại Việt Nam, số bệnh nhân ung thư mắc mới là 150.000 người và có 75.000 người tử vong. Hiện cả nước có 240.000 - 250.000 người mắc bệnh đang sống chung với bệnh ung thư và mặc dù đã được tăng cường thêm hạ tầng và cơ sở vật chất cho mạng lưới phòng, chống bệnh ung thư với 6 bệnh viện ung bướu, 35 trung tâm/khoa và đơn vị điều trị ung bướu thuộc bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến Trung ương và tuyến tỉnh nhưng hệ thống này trên địa bàn cả nước vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu điều trị. Điều đáng lo ngại là ở chỗ, có đến 70% bệnh nhân ung thư đến khám khi đã ở giai đoạn cuối. Đó cũng là lý do tỷ lệ chữa khỏi hoặc kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân không cao và một dự báo khác còn cho thấy, con số này con số xu hướng tăng lên trong những năm tiếp theo.
Trao đổi nhanh với tôi, bác sĩ Phạm Nguyên Tường, Phó Giám đốc Trung tâm Ung bướu – Phó Giám đốc Khoa Ung bướu thuộc Trung tâm điều trị theo yêu cầu và Quốc tế (Bệnh viện Trung ương Huế) cho hay, bệnh nhân của khoa ở trong tinh trạng là năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước, tất cả các giường bệnh đều quá tải. Ngay cả cơ sở điều trị quốc tế dù mới được đưa vào hoạt động cũng nằm trong tình trạng này.
Nguồn nước bị ô nhiễm, thực phẩm có chứa chất bảo quản độc hại từ ô nhiễm nguồn nước; từ việc sử dụng quá liều các loại phân bón hóa học và không đảm bảo quy trình kỹ thuật khi đưa ra tiêu dùng; việc không hoặc chưa thể kiểm soát được các nguồn lương thực, thực phẩm ngoại lai thâm nhập vào thị trường trong nước; việc sử dụng bia rượu, thuốc lá quá đà và có vẻ vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện… là những tác nhân chủ yếu của tỷ lệ đang ở vị trí top đầu thế giới này. Mặt khác, việc người dân đa phần chưa có thói quen chủ động kiểm tra, tầm soát bệnh tật, hoặc không có điều kiện và khả năng để tầm soát hàng năm cũng là nguyên nhân bệnh ung thư, nhất là ung thư ở giai đoạn 3, giai đoạn 4 quá cao. Hệ lụy tất yếu là khó kéo dài thời gian sống, gia đình mất người thân, nảy sinh nhiều vấn đề và cả nguồn kinh phí không hề nhỏ trong việc giải quyết an sinh xã hội.
Nhớ lại điều đã nghe ở Trung tâm Nghiên cứu rắn độc Hoàng gia Thái Lan từ một phụ nữ Thái gốc Việt thành danh, tôi biết là thay vì tự ái, mình buộc phải lắng nghe. Đau, nhưng phải thừa nhận. Việc phải làm có lẽ phải được bắt đầu từ những cá thể gia đình, đến cộng đồng xã hội bằng việc để ý và thay đổi thói quen tiêu dùng, bằng chính công việc đang làm trong việc đưa thông tin đến mọi người …
Lê Nguyễn An Bình
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho bệnh nhân Hemophilia

Ngày 17/4, Trung tâm Huyết học Truyền máu – Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với câu lạc bộ Sinh viên 5 tốt Đại học Huế, Ngân hàng Máu sống Cố đô và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho các bệnh nhân Hemophilia.

Gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho bệnh nhân Hemophilia
Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm sau cao hơn năm trước

Sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38 của Ban Bí thư về “đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”, sáng 16/4 Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến với các điểm cầu trong nước nhằm đánh giá những kết đạt được cũng như những tồn tại hạn chế, bài học kinh nghiệm để đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới.

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm sau cao hơn năm trước
Return to top