ClockThứ Sáu, 25/01/2019 10:03

Đầu tư để gắn kết

TTH - “Thúc đẩy sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản Việt Nam 2019” là diễn đàn có quy mô toàn quốc đầu tiên sẽ được tổ chức vào tháng 2/2019. Đó là thông tin được ông Nguyễn Quốc Toản, Quyền Cục trưởng Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chia sẻ tại buổi họp báo về diễn đàn vừa diễn ra tại Hà Nội (theo NDĐT).

Đánh giá kết quả mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệpTập huấn về kỹ năng xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm nông, đặc sảnNâng chất lượng sản phẩm nông nghiệpĐồng hành kết nối tiêu thụ nông sản

Theo ban tổ chức, diễn đàn là cơ hội để các đơn vị sản xuất kết nối với các địa phương, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong lĩnh vực chế biến và tiêu thụ nông sản. Diễn đàn cũng là nơi trao đổi các giải pháp thúc đẩy, mở rộng cửa thị trường nông sản và nâng cao tính cạnh tranh của nông sản Việt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, thu hút các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp theo quy mô hàng hóa lớn gắn với chế biến và tiêu thụ theo chuỗi.

Để hiểu hơn tầm quan trọng của diễn đàn này cần nhìn nhận lại thực trạng sản xuất, tiêu thụ nông sản ở nước ta thời gian qua đang còn quá nhiều bất cập. Điệp khúc được mùa mất giá, được giá mất mùa cứ lặp đi lặp lại nhiều lần và với rất nhiều loại nông sản. Cụm từ “giải cứu nông sản” đã không ít lần đặt lên bàn nghị sự và khiến không ít nông dân điêu đứng. Hết chuối, thanh long, dưa hấu, su hào lại đến thịt lợn, thịt gà… và chưa biết sẽ còn loại cây trồng, vật nuôi gì sẽ tiếp tục cần giải cứu.

Nguyên nhân tình trạng trên cũng đã được phân tích, chỉ rõ tại rất nhiều diễn đàn. Đó là sản xuất thiếu quy hoạch, chạy theo phong trào; sản xuất không gắn với nhu cầu thị trường; thiếu sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ; chất lượng sản phẩm thấp, không truy suất được nguồn gốc nên không thể vào các kênh phấn phối hiện đại hoặc xuất khẩu…

Thời gian qua, một số địa phương, doanh nghiệp đã chú trọng đến sản xuất nông nghiệp sạch và liên kết sản xuất, chế biến theo chuỗi nên giá trị nông sản nâng cao, thu nhập người nông dân cũng ổn định và cao hơn. Nhiều mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và hợp tác xã (HTX), nông dân đã rất thành công, tạo tiền đề sản xuất quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao. Ngay ở Thừa Thiên Huế, mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp như Công ty CP Quế Lâm miền Trung, Công ty CP Giống cây trồng vật nuôi tỉnh với các HTX sản xuất lúa, nuôi lợn hữu cơ bước đầu đem lại sự hài lòng cả doanh nghiệp lẫn nông dân và người tiêu dùng có cơ hội sử dụng các nông sản sạch.

Trong xu hướng sản xuất sạch, tiêu thụ sạch hiện nay ngoài việc liên kết sản xuất, chế biến theo chuỗi thì cũng cần có sự đầu tư bài bản, ứng dụng công nghệ cao, có quy mô sản xuất hàng hóa, đảm bảo truy suất nguồn gốc. Như vậy, ngay từ khâu sản xuất đã phải tuân thủ các tiêu chuẩn sạch theo chuẩn quốc gia, quốc tế. Để làm được điều này, rõ ràng người nông dân không thể “tự bơi” mà cần có sự trợ lực của chính quyền, các HTX, doanh nghiệp. Trong đó, vai trò HTX là vô cùng quan trọng trong khâu kết nối doanh nghiệp - người nông dân.

Với Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh vừa phê duyệt Đề án Đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020, với mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh có 15-20% HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp; 15-20 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Đây sẽ là những “bà đỡ” cho các thành viên và hộ nông dân trong việc tổ chức sản xuất, nâng cao giá trị tăng thêm trên đơn vị diện tích. Điều này cũng được kỳ vọng sẽ tạo thay đổi tư duy sản xuất cho người nông dân nói riêng và sản xuất nông sản nói chung trên địa bàn tỉnh.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

Với mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, khoảng 40-50% địa phương trong cả nước có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn.

Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái
Đầu tư dịch vụ để hút khách quốc tế

Thu hút khách quốc tế và đầu tư dịch vụ trong nhiều trường hợp như vướng vào bài toán “con gà, quả trứng”. Nhưng để phát triển du lịch, thu hút khách quốc tế, chuyện đầu tư dịch vụ xứng tầm vô cùng quan trọng.

Đầu tư dịch vụ để hút khách quốc tế
Mỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp

Theo tin từ Nhà Trắng, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và lãnh đạo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) Michael Regan vừa công bố 8 tổ chức sẽ giám sát việc đầu tư 20 tỷ USD để tài trợ cho hàng chục nghìn dự án năng lượng sạch và giao thông vận tải tại các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn trên khắp nước Mỹ.

Mỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp
Return to top