ClockThứ Năm, 03/09/2020 14:57

Đầu tư mồi

TTH - Lần đầu tiên tôi đọc được trong một văn bản hành chính cụm từ về đầu tư mồi. Đó là tờ trình của UBND tỉnh, trình tại kỳ họp HĐND tỉnh vào ngày 28/8 về tình hình đầu tư công năm 2020.

Khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ 11, HĐND tỉnh khóa VIIKhẩn trương hoàn tất các thủ tục về đầu tưCó “dọa” có khác!

Có vẻ nó cũng giống như chuyện đi bẫy chim vậy (ấy là nói thời kỳ trước đây thôi). Chim mồi hay thì dụ và bắt được nhiều chim, chim mồi dở thì ngược lại (ở đây chỉ ví von theo nghĩa đen, không bao hàm ý về xâm hại môi trường).

Nguyên văn của “đầu tư mồi”: “Ưu tiên bố trí, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước như là vốn mồi để khai thác tối đa các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác. Tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo phương thức đối tác công - tư để tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, đặc biệt đối với các dự án (DA) có sức lan tỏa rộng và tác động lớn tới phát triển kinh tế”.

Thế thì ý tứ đã rõ – đầu tư một đồng ngân sách làm sao thu hút được vài đồng, càng nhiều hơn càng tốt. Điều này không có gì thuận lợi hơn là vốn ngân sách đầu tư tạo cơ sở hạ tầng, như là một “bệ đỡ” cho nhiều nhà máy, xí nghiệp ra đời, tức là tạo nền tảng, điều kiện thuận lợi.

Ví dụ như đầu tư tạo ra cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp. Trước đây, chúng ta hay nghe cụm từ doanh nghiệp đầu tư trong hàng rào, Nhà nước đầu tư ngoài hàng rào là vậy! Ngoài hàng rào có nghĩa là tạo ra quỹ đất, tạo ra con đường để hàng đến hàng đi thuận lợi, đưa điện nước đến, tạo những cơ sở hạ tầng dùng chung để hạ giá thành cho thuê. Và thậm chí là tạo ra những cơ sở để đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề đến nguồn nhân lực chất lượng cao; rồi tạo ra một cơ chế thông thoáng, thuận lợi, hỗ trợ thu hút đầu tư… Tất cả những điều này là một “con chim mồi” hay. Thừa Thiên Huế đã tạo ra rất nhiều điều kiện thuận lợi hơn về cơ sở hạ tầng; về cơ chế chính sách; về cải cách thủ tục hành chính; về đáp ứng chất lượng nguồn nhân lực…

Theo UBND tỉnh, vốn ngân sách đầu tư công năm 2020 của tỉnh là 4.560 tỷ đồng, gồm các nguồn: vốn ngân sách Trung ương (NSTW), vốn cân đối ngân sách địa phương (NSĐP), vốn vay (ODA). UBND tỉnh ước thực hiện “chắc nụi” cả năm đạt 100% kế hoạch!

UBND tỉnh cho biết, cũng chỉ xem xét ở khía cạnh hạ tầng thôi. Đó là DA tuyến đường bộ ven biển qua Thừa Thiên Huế (vốn Trung ương). Tuyến đường này dài 127 km, do trùng với một số DA đã thực hiện nên còn phải xây dựng hơn 85 km. Nhu cầu vốn NSTW hỗ trợ khoảng 4.500 tỷ đồng; NSĐP dự kiến bố trí để giải phóng mặt bằng khoảng 1.600 tỷ đồng. DA đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương (đây là một phần tuyến đường vành đai 3), với số vốn 2.000 tỷ; DA đê chắn sóng cảng Chân Mây giai đoạn 2 khoảng 750 tỷ đồng… Những DA này sẽ được bố trí vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Và đề nghị bố trí vốn thực hiện vào năm 2021.

Các DA này thực hiện tốt, đúng tiến độ, chúng ta sẽ thấy nó tạo ra một sức lan tỏa lớn cho nền kinh tế. Tuyến đường ven biển sẽ tạo ra sự kết nối giao thông tốt hơn cho một vùng rộng lớn ven biển của Thừa Thiên Huế, từ đó sẽ thu hút tốt hơn các nhà đầu tư vào các lĩnh vực: du lịch, nuôi trồng thủy sản, phát triển dịch vụ... và có thể nó sẽ tác động hình thành những cụm đô thị sầm uất. Hay như tuyến đường vành đai 3, nó sẽ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có tính chất lan tỏa, kết nối vùng đô thị, giảm tải áp lực giao thông cho TP. Huế và kích thích thị trường bất động sản, dịch vụ... cho một vùng phía Tây TP. Huế.

Nói chung, chỉ có ngân sách mới có một nguồn lực mạnh để đầu tư nâng cao hạ tầng (gần đây có vốn tư tham gia, thông qua hình thức đối tác công tư - PPP nhưng còn nhiều chuyện phải bàn). Nguồn ngân sách được đầu tư đúng lúc, đúng chỗ, có hiệu quả sẽ tạo ra một sức lan tỏa lớn cho nền kinh tế. Tác động trực tiếp trước mắt là tạo công ăn việc làm, kích thích nhiều ngành nghề cung cấp vật tư, dịch vụ đầu vào phát triển; về dài hạn nó là những “bệ đỡ” cho nền kinh tế có điều kiện phát triển nhanh hơn trong tương lai.

Lê Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng GDP

Từ tháng 10/2023, dự báo của Chính phủ mức tăng trưởng GDP năm nay vào khoảng 5%, tuy không đạt kế hoạch đề ra nhưng vẫn được đánh giá đó là mức tăng trưởng khá cao so với khu vực.

Đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng GDP
Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thực hiện 8 cuộc thanh tra về đầu tư công

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong tổng số 42 cuộc thanh tra, kiểm tra vừa được Bộ này ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong năm 2024 sẽ có 8 cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư công giai đoạn 2021 - 2023 và thời kỳ trước, sau có liên quan; việc chấp hành pháp luật về đầu tư giai đoạn 2020 - 2023 tại 8 tỉnh: Ninh Bình, Lào Cai, An Giang, Đắk Lắk, Gia Lai, Bắc Ninh, Hà Giang và Nam Định.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thực hiện 8 cuộc thanh tra về đầu tư công
Để đầu tư công là động lực đưa Huế "cất cánh"

Năm 2024 là năm có nhiều sức ép để tạo thế và lực thực hiện đề án đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Để thực hiện mục tiêu này, bên cạnh sức mạnh tổng lực từ nhiều phía, đầu tư công phải thực sự là đầu tàu dẫn dắt và kéo tăng trưởng kinh tế cũng như tạo diện mạo mới cho Huế

Để đầu tư công là động lực đưa Huế cất cánh
Đẩy mạnh cải cách hành chính và hỗ trợ doanh nghiệp

Là ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tại hội nghị tổng kết công tác năm 2023, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 của Sở Kế hoạch và Đầu tư vào chiều 17/1.

Đẩy mạnh cải cách hành chính và hỗ trợ doanh nghiệp
Return to top