ClockThứ Tư, 07/03/2018 12:15

Đầu tư theo hướng đa cây, đa con

TTH - Kinh tế trang trại được xem là mũi nhọn trong phát triển kinh tế Quảng Điền.

Quảng Điền: Cần gia cố đê bao xung yếu trước lũ tiểu mãnQuảng Điền: Hơn 50 lao động tham gia phiên giao dịch việc làmQuảng Điền: Phấn đấu trên 97% hộ gia đình đạt chuẩn văn hóaQuảng Điền, Huế: Trong Xuân Mậu Thân 1968Quảng Điền: 5 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được trao giải

Mô hình chăn nuôi kết hợp nuôi cá tại trang trại Quảng Thái

Chuyển hướng

Trang trại (TT) của anh Trần Vĩnh Cườm, một trong những TT từng làm ăn khấm khá nhất, nhì vùng rú cát Quảng Vinh với gần 100 con lợn nái ngoại. Thế nhưng sau khủng hoảng giá lợn thịt năm 2016-2017, kinh tế gia đình anh gặp không ít khó khăn. Anh phải cắt hơn nửa số lượng đàn lợn nái, tăng số lượng đàn gà và đẩy mạnh phát triển thêm trồng trọt (trước đó TT chỉ phát triển chăn nuôi lợn), nuôi cá bù cho các khoản lỗ từ nuôi lợn.

Theo anh Cườm, khi giá cả vật nuôi ổn định việc vay vốn và mua thức ăn chăn nuôi đều rất thuận lợi. Nhưng khi người nuôi gặp một số khó khăn về thị trường, dịch bệnh các cơ sở cung ứng thức ăn bắt đầu "ngó lơ". Chẳng hạn trước đây, người chăn nuôi được các cơ sở cung cấp thức ăn chăn nuôi cho nợ một phần tiền và trả dần sau khi xuất chuồng. Tuy nhiên, thời gian gần đây một số cửa hàng không thực hiện chính sách này. Chúng tôi phải mua từng bao thức ăn phục vụ nhu cầu hàng ngày cho vật nuôi.

Theo ông Hồ Tịnh Ân, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Vinh, các TT trên địa bàn trước đây đều tập trung vào 1 loại vật nuôi chủ yếu chứ không đầu tư dàn trải. Điều này khiến không ít hộ gặp khó khăn khi giá vật nuôi giảm, lãi chẳng đủ bù lỗ. Các hộ chủ động chuyển đổi mô hình TT tập trung một loại vật nuôi sang mô hình trồng trọt, nuôi cá kết hợp với chăn nuôi gần đây phát triển rất mạnh. Hướng đi này không chỉ phù hợp với điều kiện vùng đất trũng mà ngay cả vùng cát cũng đang dần khẳng định được vị thế, giúp bà con nông dân giảm bớt thiệt hại do sự bấp bênh của thị trường.

Dọc các tuyến đường chính vào khu vực TT, hình ảnh những vườn cây ăn trái, ruộng hoa màu cũng bắt đầu hình thành. Nhiều hộ đã phát triển thành công một số cây ăn quả cho thu nhập khá cao như chuối, đu đủ, mãng cầu. Để nâng cao hiệu quả trồng, các TT này đầu tư hệ thống tưới phun tự động, góp phần cải tạo đất, giảm sức lao động.

Ngoài khuyến khích người dân đầu tư TT theo hướng đa cây, đa con, đầu năm 2018, huyện Quảng Điền hỗ trợ người dân đưa vào trồng nhiều loại cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao như: cam, thanh trà, vú sữa… Huyện hỗ trợ giống cây, và 50% phân bón phục vụ chăm sóc cây trong những giai đoạn đầu. Hiện các TT đã hoàn thành trồng mới các giống cây ăn quả.

Theo ông Phan Văn Lự, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền, với việc đưa vào trồng mới các diện tích cây ăn quả, hoa màu, mở rộng diện tích nuôi cá... sẽ giúp các TT giảm bớt áp lực trong phát triển kinh tế và mở ra hướng đi mới, xóa bỏ thế độc tôn là chăn nuôi tại các TT.

Hình thành chuỗi liên kết

Cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong phát triển TT, các chủ TT cũng tập trung đổi mới công nghệ giống, sản xuất... Trong đó phải kể đến việc đưa vào vận hành nhà máy ấp trứng gà 3F Việt tại Quảng Lợi với dây chuyền ấp gồm 12 máy ấp, 4 máy nở với công suất hơn 300.000 gà giống các loại/tháng.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Giám đốc Nhà máy 3F Việt thông tin, với công nghệ này, trứng đạt tiêu chuẩn được sát trùng đưa vào hệ thống máy ấp. Gà con sẽ được phân loại, tiêm các loại vacxin, sau đó chuyển tới khách hàng. Sản phẩm gà khi xuất chuồng đều gắn mã số truy xuất, chỉ cần nhập mã sản phẩm người nuôi có thể biết được nguồn gốc và giống gà… đảm bảo chất lượng gà trong quá trình nuôi.

Ông Phan Văn Lự cho hay, cuối năm 2017, quy hoạch phát triển TT chính thức được phê duyệt, tạo điều kiện cho các hộ có định hướng phát triển TT, là cơ hội kêu gọi nhiều nhà đầu tư lớn có trình độ kỹ thuật và thị trường tham gia sản xuất. Trên địa bàn, nhiều thương hiệu chăn nuôi cũng bắt đầu hình thành như trứng gà Vạn Lợi, Chương Trang, gà Nguyễn Thuận… Các TT nuôi thủy sản cũng tập trung chuyển đổi mạnh các đối tượng nuôi; làm chủ công nghệ sản xuất giống nhân, giảm thiểu áp lực và chi phí con giống.

Một số TT tham gia ký kết hợp đồng hình thành chuỗi liên kết sản xuất chăn nuôi như: nuôi gà, lợn gia công cho Công ty CP (3 hộ với quy mô 1.000-6.000 lợn thịt/lứa; 3 hộ nuôi gà gia công với quy mô 8.000-8.500 con/lứa). Các TT còn lại bắt tay liên kết với Công ty CP Thái Việt về giống, kỹ thuật, thức ăn và tiêu thụ sản phẩm. Sắp tới, huyện sẽ giới thiệu, vận động người dân liên kết thêm với các đơn vị cung ứng và tiêu thụ lớn khác.

Toàn huyện Quảng Điền hiện có 77 doanh nghiệp, hộ gia đình phát triển TT. Trong đó, 35 TT đạt tiêu chí TT theo quy định của Bộ NN&PTNT, doanh thu bình quân đạt trên 800 triệu đồng/TT/năm.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Khởi công xây nhà cho hộ nghèo ở Quảng Điền

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Quảng Điền phối hợp Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế và Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Quảng Phú tổ chức khởi công nhà tình thương cho bà Nguyễn Thị Mong ở thôn Phú Lễ, xã Quảng Phú.

Khởi công xây nhà cho hộ nghèo ở Quảng Điền
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
Return to top