Thế giới

Đầu tư vào lương thực để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững

ClockChủ Nhật, 18/07/2021 05:50
TTH - Trong một tuyên bố của mình, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cho biết, tính riêng năm 2020, khoảng 720 triệu đến 811 triệu người trên thế giới phải đối mặt với nạn đói. Dữ liệu mới thống kê gần đây cũng chỉ ra rằng, thế giới “đang đi chệch hướng” để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên Hiệp Quốc vào năm 2030.

Liên Hiệp quốc cảnh báo khoảng 400.000 người có nguy cơ bị chết đói ở MadagascarGiải quyết đồng thời nạn đói và suy dinh dưỡng cùng với đại dịch COVID-19

Nạn đói đang trầm trọng hơn trong thời kỳ đại dịch. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Theo vị Tổng thư ký, trên toàn thế giới, chi phí cao, cộng thêm nghèo đói, bất bình đẳng thu nhập và vẫn còn khoảng 3 triệu người chưa thể tiếp cận với chế độ ăn uống lành mạnh đang là những thách thức vẫn còn tồn tại.

Nhiều vấn đề cùng lúc

Mặc dù nạn đói đã và đang tiếp tục gia tăng trong nhiều năm, song Tổng thư ký nhận định, vào năm 2021 “chúng ta đã không thể cung cấp được quyền cơ bản cho mọi người trên thế giới”.

Đại dịch COVID-19 không chỉ khiến cho mọi thứ tồi tệ hơn, mà còn làm nổi bật mối quan hệ giữa bất bình đẳng, nghèo đói, lương thực và bệnh tật.

Mặc dù sản lượng toàn cầu đã tăng 300% kể từ những năm 1960, nhưng theo ông Antonio Guterres, suy dinh dưỡng là lý do hàng đầu làm giảm tuổi thọ. Không dừng lại ở đó, biến đổi khí hậu vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của nạn đói. “Nạn đói dẫn đến xung đột”.

Như đã được công nhận trong Chương trình Nghị sự 2030 vì sự Phát triển, nạn đói và suy dinh dưỡng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Hai vấn nạn này cần được giải quyết cùng với các thách thức toàn cầu khác.

Ông Antonio Guterres khẳng định: “Đã đến lúc chúng ta phải giữ lời hứa của mình”.

Trong một thế giới đa dạng, không thể chấp nhận được việc hàng tỷ người không thể tiếp cận được với hệ thống lương thực, chế độ ăn uống lành mạnh, qua đó làm nổi bật cảnh báo thời gian xoay chuyển cục diện tình hình không còn nhiều. Đây chính là lúc chính phủ các nước phải đẩy nhanh hành động khẩn cấp, cần thiết để hạn chế sự gia tăng của nhiệt độ toàn cầu.

Hành động để chuyển đổi hệ thống lương thực toàn cầu

Trước khi bắt đầu phiên hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc vào tháng 9 tới, cuối tháng này, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres sẽ triệu tập cuộc họp Pre-Summit tại Rome (Italy) để cùng đại biểu các nước thảo luận, họp bàn, cùng nhau tìm cách giải quyết các thách thức đang tồn tại, bao gồm nạn đói, cũng như tình trạng khẩn cấp về khí hậu, bất bình đẳng và xung đột – tất cả những gì cần thiết để khẩn trương chuyển đổi hệ thống lương thực toàn cầu.

Ông Guterres cho hay: “Chúng tôi đã nghe hàng nghìn tiếng nói trên khắp thế giới, cũng như nhận được những ý tưởng của phụ nữ, người dân bản địa và những người trẻ tuổi”. Tất cả những ý tưởng về tiến trình “chuyển đổi xanh” để thúc đẩy công việc tử tế, cải thiện khả năng tiếp cận công nghệ và thiết lập lại mối quan hệ của nhân loại với hành tinh – tất cả sẽ được đưa vào nội dung phiên hội nghị thượng đỉnh sắp tới để nỗ lực chuyển đổi hệ thống lương thực toàn cầu.

Mối quan hệ sâu sắc giữa lương thực và các yếu tố khác

Cùng lúc giúp tạo nên hàng tỷ công việc, thực phẩm cũng giúp các cộng đồng xích lại gần nhau hơn. Ngoài ra, việc thay đổi hệ thống lương thực sẽ không chỉ hạn chế tác động của đại dịch, mà còn hỗ trợ hướng đến một thế giới an toàn, công bằng và bền vững hơn.

Cũng theo nhận định của Tổng thư ký Antonio Guterres, chương trình nghị sự 2030 là kế hoạch chi tiết để phục hồi thế giới từ đại dịch COVID-19. Qua đây, ông cũng nhấn mạnh, đầu tư vào các thay đổi trong hệ thống lương thực sẽ hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi về tổng thể.

Trong một phát biểu có liên quan, Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Amina Mohammed mô tả việc thay đổi hệ thống lương thực là “cơ hội để thúc đẩy tiến bộ trên tất cả các mục tiêu phát triển bền vững”.

Bằng cách hành động cùng nhau và chấp nhận những biến đổi cần thiết, cả con người và hành tinh đều sẽ được chữa lành.

“Nếu chúng ta muốn giải quyết tình trạng khẩn cấp về khí hậu, đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc của người dân một cách tốt đẹp hơn, đồng thời cũng khắc phục tình trạng bất bình đẳng, chúng ta cần phải chuyển đổi hệ thống lương thực của mình”, bà Amina Mohammed khẳng định.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói

Theo một báo cáo mới của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố ngày 27/3, trong khi 2,4 tỷ người trên thế giới (tương đương 1/3 nhân loại) phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng hoặc vừa phải và 783 triệu người bị ảnh hưởng bởi nạn đói, thì hơn 1 tỷ bữa ăn đang bị lãng phí mỗi ngày.

1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới

Với nhiều quy hoạch lớn mang tầm chiến lược ở Thừa Thiên Huế cũng như Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) và nhiều luật mới đã, sắp ban hành, hy vọng sẽ tạo động lực cho Thừa Thiên Huế bứt phá trong tương lai gần.

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Return to top