ClockThứ Ba, 12/10/2021 16:44

“Đầu voi đuôi chuột”

TTH.VN - Có một thành ngữ hay dùng trong cuộc sống, đó là thành ngữ “đầu voi đuôi chuột”. Thành ngữ thường dùng để để chỉ một sự việc, một hành động nào đó mà sự khởi đầu là to tát những kết thúc thì lại nhỏ bé. Nó được nhắc đến nhiều là vì trong cuộc sống có nhiều điều như vậy xảy ra - khởi đầu thì to như đầu voi còn kết thúc thì nhỏ như đuôi chuột.

Dạy thêm, học thêm không chỉ nói cấmKhông tổ chức dạy thêm, học thêm, dạy trước chương trình trước ngày 1/8

Tôi nghĩ đến điều này vì nhiều lần đi chợ. Quan sát những rổ tôm mà người dân đầm phá đi làm nghề đánh bắt thường gọi là tôm rảo (hay tôm gân - tôm tự nhiên của đầm phá) nhỏ bé tí. Loại tôm này cỡ lớn nhất một lạng chỉ chừng 22 đến 25 con là cùng, nhưng cỡ nhỏ thì đến cả trăm con. Nghĩa là nếu để loại tôm này lớn lên thì thay vì chúng ta bắt được một lạng thì một thời gian sau (chừng 2 tháng, một người chuyên làm ô ở đầm Chuồn cho tôi biết điều này), chúng ta có thể thu hoạch được 4 -5 lạng. Tức là nếu quản lý được việc đánh bắt một cách khoa học thì nguồn lợi thiên nhiên có thể đưa lại gấp 3 - 4 lần so với hiện tại.

Mua bán tôm gân ở chợ đầm phá Quảng Điền. Ảnh: A. Túc

Nói về chuyện quản lý đánh bắt thủy hải sản một cách nghiêm túc, khoa học, vừa bảo vệ được môi trường vừa có lợi nhất thì chúng ta còn lâu mới theo kịp các nước tiên tiến. Ví dụ như chuyện đi câu cá biển. Ở nhiều nước, anh muốn đi câu thì phải được chính quyền địa phương cấp phép. Đã cấp phép rồi thì cũng kèm theo điều kiện là chỉ được câu loại cá có kích cỡ từ bao nhiều trở lên chứ không phải “chơi láng cám mén” như ở ta. Ai vi phạm thì bị phạt rất nặng. Mà đa số là họ thực hiện nghiêm túc chứ không mấy ai bị phạt. Có được điều này là vì ở đất nước ấy, pháp luật được thực thi rất nghiêm. Nghiêm đến nỗi ít ai dám vi phạm. Cứ thế, lâu dần hình thành một nếp sống văn minh của xã hội.

Còn ở ta, có vẻ như thiếu rất nhiều thứ để trở nên văn minh. Không phải “khen người chế mình” mà là nói có căn cứ - quy định chúng ta không thiếu, nhưng một trong như cái thiếu nhất là cơ chế giám sát, thực thi. Ví dụ như chuyện đánh bắt tôm cá trên đầm phá. Cách đây nhiều năm, tôi đã nghe có quy định về mắt lưới đánh bắt, tức là những người hành nghề trên đầm phá phải chọn mắt lưới từ bao nhiêu trở lên chứ không được nhỏ hơn. Mục đích là để bắt những con lớn còn con nhỏ “để dành” cho lớn rồi bắt sau.

Ví dụ như con tôm rảo đã nói trên. Chỉ sau chừng 2 tháng thay vì chúng ta bắt được một lạng thì có thể bắt được 4 -5 lạng. 21.000 ha đầm phá trải dài trên cả tỉnh sẽ đưa lại giá trị tăng thêm biết bao nhiêu lần nếu chúng ta thực hiện tốt việc này. Quy định thì có nhưng cơ chế giám sát, thực thi là như thế nào thì chúng ta không được chỉ ra cụ thể, giao trách nhiệm cụ thể nên không thể thực thi trong thực tế được. Và kết quả là đến thời điểm này, hầu như không còn ai quan tâm đến điều này!?

Nhìn qua một lĩnh vực khác - là giáo dục. Chúng ta biết cái chuyện dạy thêm là tốn kém cho xã hội và chưa hẳn hoàn toàn tốt. Ai dám bảo rằng mọi giáo viên đều làm tốt trách nhiệm truyền đạt kiến thức đến cho học sinh ở trên lớp không giữ lại những gì cần thiết để còn dạy thêm! Có lẽ nhận biết được những điều chưa tốt về dạy thêm và học thêm gây ra nhiều tốn kém cho xã hội nên Bộ Giáo dục và Đào tạo cấm việc dạy thêm ở nhà.

Không biết Bộ giáo dục và Đào tạo đã có những quy định như thế nào để việc này được thực thi tốt nhưng quan sát trong thực tế thì thấy việc dạy thêm không hề giảm. Cũng chẳng thấy ai giám sát thực thi điều này. Kết quả là, đến thời điểm này chẳng ai nhắc đến chuyện này nữa. Và đương nhiên chuyện dạy thêm vẫn còn tồn tại.

Rất nhiều chuyện như vậy, có quy định nhưng không được thực thi. Hoặc thực thi trong một thời gian đầu khi quy định ra đời, sau đó… lại quên. Như chuyện kính chiếu hậu của xe gắn máy chẳng hạn!

Tóm lại, những quy định mang tính quy phạm pháp luật phải được nghiên cứu ban hành liên tục để điều chỉnh những hành vi trong đời sống - vốn cũng không ngừng thay đổi. Nhưng ra đời xong thì cũng đồng thời phải xây dựng cơ chế, chính sách, trách nhiệm để đảm bảo nó được thực hiện trong thực tế. Như thế những quy định mới có ý nghĩa. Nhà nước pháp quyền mới dần định hình.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chăm lo đời sống hội viên

Hội viên khó khăn có nguồn lực vươn lên, hội viên nghèo luôn nhận được sự giúp đỡ, quan tâm. Đó là kết quả mà Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Quảng Phú (huyện Quảng Điền) đã và đang có được nhờ những cách làm hay như xây dựng các nguồn quỹ, kết nối các mạnh thường quân để kịp thời giúp đỡ, đồng hành cùng hội viên.

Chăm lo đời sống hội viên
Nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp

Ngày 22/3, Hội Nông dân (HND) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị, quyết định của Chính phủ liên quan về công tác hội và phong trào nông dân trong giai đoạn mới.

Nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Phải chi bình tĩnh để giải quyết

Nhiều người dân trên địa bàn tỉnh bàng hoàng khi mới đây, một thanh niên đã ra tay đâm chết một người chỉ vì va chạm liên quan đến giao thông. Sự việc đáng tiếc này sẽ không xảy ra, nếu như mọi người biết kiềm chế, bình tĩnh trong giải quyết mâu thuẫn; chớ liều lĩnh, manh động.

Phải chi bình tĩnh để giải quyết
Canh chua lá me đất

Sống trong lòng xứ Huế, thật đáng tiếc nếu thờ ơ không để ý tới thứ sắc màu tim tím mọc ven bờ sông Hương hoặc bất kỳ trong mảnh vườn nào đó. Thứ tôi muốn kể với thế giới liên quan đến sắc màu tim tím đời thường, gần gũi ấy đơn giản là một tô canh chua lá me đất. Mà nấu canh chua thì có nhiều kiểu chế biến lắm. Kiểu truyền thống, tùy theo vùng miền, mỗi nơi lại có một kiểu gây hứng thú riêng.

Canh chua lá me đất

TIN MỚI

Return to top