ClockThứ Sáu, 05/07/2019 13:45

Dạy bơi cho trẻ em nông thôn khó đạt mục tiêu

TTH - Theo kế hoạch của UBND tỉnh, đến năm 2020, sẽ có trên 40% trẻ em trong độ tuổi tiểu học, THCS biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước. Tuy nhiên, kế hoạch này khó cán đích do tỷ lệ trẻ em được dạy bơi, nhất là ở nông thôn còn thấp.

Dạy bơi cho trẻ miền quê

Dạy bơi cho trẻ trên phá Tam Giang

Phú Vang có đầm phá, biển, sông ngòi, ao hồ lớn, song công tác triển khai dạy bơi cho trẻ em trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở (THCS) gặp nhiều khó khăn. Lý do, trên địa bàn huyện không có bể bơi tại cộng đồng, đường sá đi lại khó khăn, kinh phí eo hẹp nên không thể tổ chức đưa các em lên thành phố Huế để dạy bơi.

Ông Hồ Nam, Phó Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Phú Vang đề nghị: “Song song với việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện, tỉnh nên có chính sách đi kèm trong việc hỗ trợ kinh phí, xây dựng bể bơi tại cộng đồng giúp cho việc phổ cập bơi lội cho trẻ em. Có như vậy, mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh có trên 40% trẻ em biết bơi mới thực hiện được”.

Quảng Điền là địa bàn thấp trũng thường bị ngập nặng khi mùa mưa lũ về, song công tác dạy bơi cho trẻ trên địa bàn huyện cũng gặp không ít khó khăn. Do không có bể bơi, huyện phải sử dụng phá Tam Giang để dạy bơi cho các em, nhưng hàng năm, cố gắng lắm, cũng chỉ đủ kinh phí dạy bơi cho khoảng 100 em trong độ tuổi THCS.

Bà Phan Thị Hóa, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Quảng Điền cho biết: “Nếu chúng tôi không sáng tạo, không áp dụng mô hình dạy bơi theo hướng mở, đó là vùng đầm phá và biển rộng lớn thì việc dạy bơi cho trẻ còn gặp khó khăn hơn”. Tại các huyện khác như Nam Đông, A Lưới, Phú Lộc,... tình trạng phổ cập bơi lội cho trẻ em cũng tương tự.

Qua theo dõi, khá nhất trong các huyện là huyện Phong Điền vì trên địa bàn huyện có bể bơi cố định tại xã Phong Hiền, thế nhưng để triển khai cho tất cả các trẻ em trong độ tuổi tiểu học, THCS trên địa bàn huyện được học bơi một cách đầy đủ cũng chưa thể thực hiện.

Ông Nguyễn Văn Lương - Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Phong Điền nói rằng: “Từ năm 2018 đến nay, chúng tôi đã dạy bơi được 1.087 trẻ và hiện đang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện tổ chức 6 lớp bơi với khoảng 200 em trong độ tuổi THCS. Đối chiếu với kế hoạch của UBND tỉnh, dù huyện Phong Điền có điều kiện mở lớp bơi nhưng với tổng số hơn 23.400 trẻ em toàn huyện thì con số này vẫn còn quá khiêm tốn”.

Để thực hiện, đảm bảo mục tiêu theo kế hoạch phổ cập bơi lội cho trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh thì nhất thiết phải có các biện pháp, giải pháp thiết thực cho công tác này. Chẳng hạn, đối với các trường học đạt chuẩn quốc gia, tỉnh nên có chính sách ưu tiên, bố trí nguồn lực xây dựng các bể bơi trong các trường học để các em vừa học bơi, vừa rèn luyện thân thể, nhất là có kỹ năng chống đuối nước.

Mặt khác, tỉnh cũng nên cấp kinh phí cho mỗi huyện xây dựng một bể bơi kiên cố để tạo điều kiện phổ cập bơi lội trên địa bàn. Nếu chưa thực hiện được việc này cũng dành nguồn lực cho huyện để huyện bố trí phương tiện, hỗ trợ kinh phí cho các em về thành phố học bơi…

Bài, ảnh: Hoàng Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới

Với nhiều quy hoạch lớn mang tầm chiến lược ở Thừa Thiên Huế cũng như Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) và nhiều luật mới đã, sắp ban hành, hy vọng sẽ tạo động lực cho Thừa Thiên Huế bứt phá trong tương lai gần.

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới
Lực đẩy từ các chương trình mục tiêu quốc gia

Nguồn vốn tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh không chỉ góp phần quan trọng tạo chuyển biến trong đời sống của người dân, mà còn góp phần thực hiện các mục tiêu lớn tỉnh đang theo đuổi.

Lực đẩy từ các chương trình mục tiêu quốc gia
Đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững (GNBV); phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển KT-XH, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia
“Hạnh phúc cho em”

Sáng 16/3, hàng trăm phụ huynh và học sinh đã tham dự những hoạt động ý nghĩa trong chương trình “Hạnh phúc cho em” do Hội Bảo vệ Quyền trẻ em (BVQTE) tỉnh cùng Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp tổ chức.

“Hạnh phúc cho em”

TIN MỚI

Return to top